Rau cải là món ăn quen thuộc trong mùa đông, tuy nhiên một số người dưới đây được khuyến cáo là không nên ăn rau cải.
- Ép rau cải bắp lấy nước để uống theo cách này, bạn sẽ 'há hốc mồm' khi thấy điều kì diệu xảy ra
- Đây là lý do vì sao chị em thi nhau mua rau cải cúc về ăn vào mùa đông
Rau cải xanh là một loại rau phổ biến trong thực đơn hàng ngày của nhiều gia đình. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa biết hết được rau cải có tác dụngchữa bệnh tuyệt vời.
Lương y Hoàng Duy Tân cho biết, rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin…Công dụng của rau cải xanh: thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân cường giáp, tiểu đường, chữa viêm ruột – gout...
Tác dụng của rau cải:
Thanh nhiệt: Rau cải có tác dụng thanh nhiệt rất tốt, nhất là vào mùa nóng, có thể nấu lên lấy nước để uống có tác dụng thanh nhiệt.
Chữa mụn nhọt: Mùa hè trẻ dễ bị mụn nhọt, bạn có thể dùng rau cải nấu lấy nước thanh trà uống trong ngày, vừa có tác dụng tiêu mụn nhọt và phòng ngừa. Tốt nhất đầu mùa nóng nên cho trẻ uống nước rau cải thì trẻ sẽ không bị mụn nhọt.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa và táo bón: Rau cải xanh chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, chất nhầy. Chất nhầy sẽ hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ giúp bạn ngăn ngừa táo bón.
Phòng chống ung thư bàng quang: Nếu ăn cải xanh hàng ngày với một lượng nhất định bạn có thể ngăn ngừa được ung thư bàng quang, là một trong số những ung thư hiện nay đang gặp rất nhiều ở những người lớn tuổi. Lý do, người già thường uống nước ít, vận động không nhiều, lượng nước đọng lại trong đường tiểu, từ đó các vi khuẩn làm cho dễ phát sinh các bệnh lý, do đó dẫn tới ung thư.
Tốt cho tim mạch: Trong cải xanh có hoạt chất có tác dụng kiềm chế cholesterol, hấp thu bài tiết ra phân. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể bạn.
Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Trong rau cải xanh có nhiều chất xơ, ăn nhiều rau có thể chống đói, không sợ sinh ra calo.
Hỗ trợ bướu cổ: Bướu cổ thường xảy ra nhiều ở phụ nữ do thiếu lượng i-ốt. Trong rau cải có chứa chất ngăn ngừa bướu cổ ở người cường tuyến giáp, còn đối với người suy tiếp giáp không nên sử dụng rau cải xanh.
Tăng sức đề kháng: Trong rau cải có chứa nhiều vitamin C, làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Chữa viêm ruột: Trong rau cải có chứa chất có tác dụng giảm nhu động ruột, ức chế chất gây viêm màng ruột. Do đó, nó giúp ngăn ngừa viêm ruột.
Chống lão hóa da: Đối với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn.
Chữa bệnh gout: Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản. Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh. Dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả. Đồng thời, bệnh nhân gout có thể lấy cải xanh giã nát và đắp vào chỗ đau.
Rau cải rất tốt cho sức khỏe nhưng một số đối tượng dưới đây được khuyến cáo là không nên ăn rau cải:
Những người mắc các bệnh dưới đây tuyệt đối không nên ăn rau cải:
Người bị đau dạ dày
Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải.
Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đầu bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.
Người táo bón
Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.
Người bị thận
Những người suy thận nặng không nên ăn bắp cải.
Bà bầu có hội chứng trào ngược
Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo.
Bạn cũng nên biết thành hần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụngcủa vài loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.