Gan lợn là món ăn bổ sung nhiều dinh dưỡng và quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên có một số đối tượng dưới đây được khuyến cáo là không nên ăn gan lợn.
Giá trị dinh dưỡng của gan lợn
Gan lợn là thực phẩm giàu vitamin A và chất sắt. Trong 100g gan lợn có 25mg sắt. Do đó, đây là món ăn có tác dụng chữa trị và phòng chống thiếu máu rất tốt.
Hàm lượng vitamin A, B, D cùng axid folic, nicotilic chất đạm và chất sắt rất lớn. Theo các nhà khoa học thì hàm lượng vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần trứng, sữa, thịt, cá.
Do đó, gan lợn có tác dụng làm sáng mắt, phòng chữa mỏi mắt, khô mắt giúp duy trì sự sinh trưởng tốt nhất.
Bên cạnh đó lượng vitamin C và Selen phong phú của gan lợn giúp bạn chống lại sự oxy hoá. Bổ sung sắt cho những người bị thiếu máu, suy nhược, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt ăn gan lợn cũng rất tốt.
Tuy nhiên, do là cơ quan chuyển hóa và giải trừ chất độc cho cơ thể nên gan cũng là nơi tập trung nhiều chất cặn bã. Nhất là lá gan của những con lợn không khỏe, bị viêm gan hoặc ung thư thì sẽ chứa nhiều độc tố và virus gây bệnh.
Ngoài ra, gan còn là nơi trú ngụ của hàng loạt ký sinh trùng mà điển hình là sán lá gan. Nếu ăn không cẩn thận, loại sán này có thể xâm nhập vào cơ thể người và gây ra những bệnh nguy hiểm.
Vì vậy, bạn có thể sử dụng gan lợn làm thực phẩm. Tuy nhiên, cần phải tuân thủ những điều cấm sau để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe:
Những người không nên ăn gan lợn
Người mắc bệnh về gan
Tế bào gan không khỏe sẽ cản trở sự chuyển hóa chất độc và thức ăn trong khi gan lợn rất giàu dinh dưỡng, hàm lượng chất béo cao sẽ khiến gan phải vất vả hơn trong việc chuyển hóa chất. Điều hoàn toàn không tốt cho gan 1 chút nào.
Người bị cao huyết áp
Bệnh thường do lượng cholesterol trong máu cao do đó chế độ ăn uống sinh hoạt cần phải lành mạnh. Tránh những thực phẩm chứa nhiều đạm và chất béo.
Vì vậy, người mắc bệnh huyết áp cao thường phải kiêng các món nôi tạng động vật (gan, ruột non,tim, cật,…) và chất béo và đường.
Người bệnh gout
Bệnh gout là một bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến làm tăng acid uric trong máu. Hay còn gọi là bệnh do sự dư thừa đạm gây nên.
Do đó, khi bạn những thực phẩm gốc purin như phủ tạng động vật trong đó có gan lợn (cứ100g gan lợn cho 300 mg purin) vì thế người mắc bệnh gout không nên ăn gan lợn.
Với những người có thể ăn gan lợn thì cần phải lưu ý những điều dưới đây:
Các chất độc trong gan lợn chưa được thải ra hết, thì những chất độc đó sẽ sót lại ở máu trong gan. Nếu tiêu thụ nhiều gan bị như vậy có thể dẫn đến bệnh ung thư, máu trắng hoặc các bệnh khác.
Do máu có chứa độc ở trong gan phân tán tồn tại trong hàng ngàn vạn xoang gan, cho nên, sau khi mua gan lợn về phải rửa một lát dưới vòi nước, sau đó ngâm trong thau nước 1-2 giờ để loại bỏ máu tồn dư.
Khi ngâm gan lợn, bạn cần chú ý ngâm ngập nước. Nếu cần chế biến nhanh thì nên chia nhỏ ra thành 4-6 miếng và rửa nhẹ trong thau nước, sau đó để vào rổ và tiếp tục rửa sạch dưới vòi nước.
Hoặc bạn có thể ngâm trong nước muối 10 phút đến nửa giờ đồng hồ để gan phân hủy hết chất độc. Nhiều người còn ngâm gan trong sữa tươi để gan hết mùi hôi, trở nên thơm ngon hơn.
Sau khi ngâm gan cần rửa sạch, bóp hết máu đọng trong gan rồi nấu chín hẳn mới được ăn. Nếu gan không được nấu chín thì các loại vi khuẩn và trứng ký sinh trùng trong gan sẽ không bị giết chết và vẫn còn khả năng gây bệnh.
Bạn có thể kết hợp gan lợn với cà rốt. Cà rốt chứa nhiều caroten, trong đó hàm lượng của betacaroten nhiều nhất, vào cơ thể betacaroten được gan và ruột non phân giải thành vitamin A.
Ngoài ra caroten có tác dụng quan trọng trong phòng ngừa ung thư đặc biệt là ung thư phổi, dạ dày, da, miệng… giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tim mạch và đục thủy tinh thể.
Do đó bạn kết hợp gan và cà rốt là 2 loại thực phẩm rất tốt và cần thiết cho cơ thể.
Trong các bữa cơm hàng ngày, ăn gan lợn rất tốt cho sức khỏe, bởi vì nó thuộc một trong những thực phẩm bổ máu, hơn nữa trong gan còn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng… có thể giúp cơ thể điều tiết chức năng hệ thống máu và giảm tình trạng thiếu máu, thậm chí có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc còi xương…
Nhưng để tốt cho sức khỏe, bạn đừng bỏ qua những lưu ý trên nhé.