Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã kết luận rằng những người ăn nhiều rau củ màu trắng sẽ ít bị đột quỵ hơn. Nhưng như vậy không có nghĩa là các loại rau củ quả màu khác không có nhiều công dụng gì. Bạn có thể xen kẽ loại màu trắng với các loại màu khác trong bữa ăn hàng ngày của mình.
- Nhân viên siêu thị tiết lộ sự thật ngành nghề, có 5 thứ tuyệt đối không nên mua đặc biệt là vào lúc giảm giá!
- Nhiệt độ cao phá hủy vitamin trong rau củ? Riêng 6 loại sau đây càng nấu chín càng bổ dưỡng
1. Bông cải trắng tốt cho tim mạch
Loại rau này rất linh hoạt, không chứa tinh bột. Bông cải trắng chứa nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng có lợi khác. Cho dù bạn ăn sống, rang hay xay nhỏ, bông cải trắng đều cung cấp rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho bạn.
Bông cải trắng trắng luôn được trồng quanh năm nên bạn có thể dùng hàng ngày. Ăn bông cải trắng thường xuyên sẽ giúp chống lại các phản ứng viêm do các gốc tự do gây nên trên hệ tim mạch nhờ vào glucoraphanin. Đồng thời, các chất isothiocyanate, indole3carbinol cũng góp phần làm cho hệ tim mạch trở nên khỏe mạnh.
Thường xuyên bổ xung bông cải trắng trong bữa ăn giúp thành mạch mềm mại hơn nhờ vào kali. Kali sẽ điều hòa sự co thắt của thành mạch, hạn chế sự co giản quá mức để máu có thể lưu thông dễ dàng và hiệu quả.
Bông cải trắng giàu chất xơ giúp giảm cân hiệu quả. Cùng lượng canxi dồi dào giúp xương và răng chắc khỏe.
2. Nấm mỡ tăng cường sức khỏe miễn dịch
Theo y học cổ truyền, nấm mỡ có vị ngọt, tính mát nên giúp cho tinh thần sảng khoái, kích thích tiêu hóa tốt, có lợi cho những ai bị chứng rối loạn tiêu hóa, vấn đề dạ dày.
Theo y học hiện đại, nấm mỡ có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn thương hàn và trực khuẩn coli, giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể. Không chỉ vậy, nấm mỡ còn có ít calo, không chứa chất béo và cholesterol, trong khi đó lại có chứa selen, kali, vitamin D và riboflavin. Do đó, nấm mỡ có tác dụng giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe xương, giảm cân và giúp kháng ung thư hiệu quả.
Trong vài năm gần đây, người ta nhận thấy việc dùng nấm mỡ hàng ngày hoặc thường xuyên uống nước sắc từ nấm này giúp trị viêm gan mãn tính và chứng giảm thiểu bạch cầu.
Ngoài ra, nấm mỡ còn có tác dụng cải thiện chức năng tuyến tụy, là thực phẩm lý tưởng dành cho những người mắc bệnh tim mạch, đái đường, ung thư và bệnh lý tuyến tụy.
3. Tỏi trắng ngừa cảm cúm
Từ lâu tỏi luôn được nhân gian lưu truyền là thực phẩm cực tốt cho sức khỏe nhưng do mùi hương của mình đã khiến nhiều người từ bỏ việc ăn tỏi. Tuy nhiên nếu bạn có thể dùng tỏi thường xuyên có thể trị được nhiều bệnh và tốt cho sức khỏe.
Tỏi trắng có vị cay, tính ấm nên có tác dụng giải độc, sát trùng. Tỏi còn có công dụng như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên giúp làm tăng sức đề kháng cho cơ thể và làm giảm các nguy cơ mắc bệnh do vi khuẩn xâm nhập.
Tỏi đặc biệt mang lại hiệu quả cao trong việc chữa trị các bệnh cảm cúm, cảm lạnh nhờ vào các hợp chất chống oxi hóa. Tỏi còn giúp vết thương mau lành, hạn chế sự viêm nhiễm.
4. Củ cải trắng giàu chất xơ
Khá nhiều người thường bỏ qua củ cải trắng bởi vì không yêu thích hương vị của nó. Nhưng không ai biết rằng, củ cải trắng rất giàu canxi, photpho, kali, natri và các loại khoáng chất khác rất tốt cho cơ thể.
Vì hàm lượng vitamin C trong củ cải khá cao nên nó còn có tác dụng làm sạch cơ thể tự nhiên, giúp tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, khi ăn củ cải trắng còn giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng nhiễm virus của cơ thể.
Củ cải trắng giàu chất xơ, ít calo và chứa dầu cải vafglycosid hình thành nên thành phần chống ung thư có vị cay cay. Vì vậy, khi ăn củ cải trắng mà có vị càng cay càng có chứa nhiều chất này thì khả năng chống ung thư càng cao.
Củ cải đường có vitamin B12 tự nhiên, giúp thúc đẩy sự hấp thu sắt, tham gia vào việc tổng hợp hemoglobin. Do đó lượng oxy hemoglobin tăng cao giúp bồi bổ thể lực, phòng ngừa thiếu máu.
5. Hành tây giúp chữa bệnh lao
Trong hành tây có đặc tính sát khuẩn và kháng khuẩn. Do vậy, chúng làm vô hiệu hóa các vi khuẩn gây ra bệnh lao và làm giảm ảnh hưởng do bệnh lao gây ra. Khi ăn hành tây sống cùng một ít muối sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
Quercetin hợp chất chống viêm ở hành tây có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư, ngăn ngừa viêm khớp, tiểu đường, bệnh tim và giúp bạn có hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
6. Đậu trắng chống bệnh tiểu đường
Đậu trắng được trồng ở khắp nơi, quả non để ăn, hạt quả già Đông y dùng làm thuốc.
Trước hết, đậu trắng được biết đến như một loại thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả. Nguồn chất xơ, protien, vitamin dồi dào nhưng chứa ít calo và hầu như không có chất béo hỗ trợ đắc lực trong quá trình tìm lại dáng thon cho người béo phì.
Đậu trắng ngăn ngừa quá trình hình thành chất béo nhờ chất xơ có nhiều trong đậu trắng giúp ngăn hấp thu chất béo, kiểm soát calo. Ngoài ra, chất xơ đóng vai trò quan trọng giúp hỗ trợ tiêu hóa, ổn định lượng đường trong máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa táo bón.
Đậu trắng làm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, giảm sự hấp thu đường và tinh bột nên từ đó giúp giảm sự tích tụ chất béo.
Ăn đậu trắng tạo cảm giác no lâu nhờ lượng chất xơ dồi dào giúp kiềm chế cơn đói, tạo cảm giác no lâu mà không nạp quá nhiều năng lượng vì thế quá trình giảm cân diễn ra hiệu quả hơn.
Những người tỉ mỉ và siêng năng vào bếp, có thể chế biến đậu trắng thành món salad trong bữa chính sẽ giúp đốt cháy được chất béo nhiều hơn các phương pháp khác tới 25%. Chất béo chắc chắn sẽ không “có cơ hội” lưu trữ trong cơ thể với loại thực phẩm bổ dưỡng này.
Ngoài tác dụng giảm béo đậu trắng còn có tác dụng trong việc phòng chống kháng insulin, bệnh tiểu đường và bệnh tim, nâng cao thành tích thể thao, tăng cường năng lượng, giảm bớt các triệu chứng của viêm khớp, và hỗ trợ trong việc phòng chống ung thư ruột kết.
7. Hành boa rô (tỏi tây trắng) giảm nguy cơ tăng huyết áp
Hành boa rô là thực phẩm thường dùng thay hành lá và tỏi khi ăn chay. Có lẽ nhiều người chưa biết nhiều về loại rau này nhưng thực chất nó rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe chúng ta.
Trong hành boa rô có chứa keampferol có tác dụng bảo vệ thành niêm mạc mạch máu và chống lại các gốc tự do gây hại. Chất này còn giúp kích thích sản xuất oxit nitric làm tăng mức độ co giãn của mạch máu giúp làm giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Hành boa rô còn cung cấp axit folic nhằm làm giảm nồng độ homocysteine trong máu, vì nếu chất này tăng cao dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim, xơ vữa động mạch. Từ đó, giúp bảo vệ tim và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, hành boa rô còn giàu chất chống oxi hóa chống lại các gốc tự do gây hại là nguyên nhân gây nên các chứng bệnh mãn tính và lão hóa. Đồng thời, ngăn ngừa các bệnh viêm mãn tính, làm giảm nguy cơ thiếu máu nhờ vào vitamin K.