Mặc dù là món ăn truyền thống nhưng vào ngày Tết Hàn thực, một số người không nên ăn nhiều bánh trôi, bánh chay.
- Hiểu đúng về bánh ăn kiêng và bí quyết để không mua phải bánh "dỏm" nhồi đường
- Cửa hàng nhập bánh từ shop khác về rồi bán giá cao gấp 4,5 lần vì gắn mác healthy không đường
Tết Hàn Thực hay Tết bánh trôi bánh chay là một ngày tết vào ngày mồng 3 tháng 3 Âm lịch. "Hàn Thực" nghĩa là "thức ăn lạnh". Đây là một dịp để người Việt hướng về nguồn cội, tưởng nhớ ân đức tổ tiên. Vào ngày này, người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay là những thức ăn nguội tượng trưng cho Tết Hàn thực.
Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn. Bánh trôi, bánh chay cũng là cách tưởng nhớ về "bọc trăm trứng" của Âu Cơ và Lạc Long Quân. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con đi theo mẹ Âu Cơ lên đất liền để sinh sống.
Giá trị dinh dưỡng của bánh trôi, bánh chay
Mặc dù là món ăn quen thuộc, nhưng không phải ai cũng biết giá trị dinh dưỡng "đỉnh cao" của món ăn này.
Từ xa xưa, gạo luôn là sản vật nuôi trồng được trân quý, được ví như ngọc thực. Trong đó có gạo nếp, loại gạo được dùng để đồ xôi, làm bánh... Gạo nếp rất giàu dinh dưỡng: có protein, đường các loại, tinh bột, vitamin nhóm B (có nhiều trong cám gạo) và chất vô cơ...
Theo y học cổ truyền, gạo nếp vị ngọt, tính ấm, vào được ba đường kinh tỳ, vị và phế; có công dụng bổ trung ích khí, kiện tỳ dưỡng vị, ích phế chỉ hãn, thường được dùng để chữa các chứng hư lao, tiết tả do tỳ vị hư nhược, vị quản thống, tự hãn, đạo hãn và đa hãn, tiêu khát, huyễn vựng do huyết hư.
Gạo nếp giàu chất bột là dưỡng chất chính trong khẩu phần bữa ăn của người Việt. Nếu thiếu chất bột khi ăn dễ bị hạ đường huyết, người mệt mỏi, chân tay bủn rủn, làm việc khó tập trung, bụng đói cồn cào...
Những ai cần hạn chế ăn bánh trôi, bánh chay
Mặc dù là món ăn truyền thống nhưng vào ngày Tết Hàn thực, một số người không nên ăn nhiều bánh trôi, bánh chay. Do nhân bánh trôi chứa đường, chứa nhiều chất ngọt nên những người bị đái tháo đường không nên ăn món này để tránh chỉ số đường trong máu vượt ngưỡng quá cao.
Người béo phì, tiểu đường
Người thừa cân, béo phì cần hạn chế tinh bột. Bánh trôi lại làm hoàn toàn bằng bột gạo nên đây cũng là món ăn không dành cho người béo phì.
Phụ nữ có thai
Đối với những phụ nữ mang bầu nếu ăn quá nhiều bánh trôi, bánh chay hàm lượng đường nhiều trong bánh gây tác động xấu đến bệnh tăng lipid máu, tim mạch, tiểu đường… và có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe, các mẹ cần ăn bánh hết sức chừng mực.
Người tiêu hóa kém, bệnh dạ dày
Người bị tim mạch, dạ dày nếu ăn quá nhiều bánh trôi có thể làm tăng gánh nặng cho việc lưu thông máu khiến tim mệt. Bánh trôi còn thúc đẩy bài tiết acid dạ dày làm cho bệnh tình của bệnh nhân bị đau dạ dày thêm trầm trọng.
Người có hệ tiêu hóa kém nếu ăn nhiều bánh trôi, món làm chủ yếu từ bột nếp, có thể gây nóng, đầy bụng, ợ hơi, không phù hợp với người có hệ tiêu hóa kém như người cao tuổi và trẻ nhỏ.
Người bị bệnh tiểu đường
Những người bị thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh trôi, bánh chay nói chung.