Sầu riêng là loại trái cây nhiệt đới, được mệnh danh là vua các loại quả. Nhờ vào thành phần dinh dưỡng phong phú, việc ăn sầu riêng có thể đem lại nhiều lợi ích sức khỏe như tăng cường hệ tiêu hoá, bảo vệ tim mạch, hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh.
- Nhân viên siêu thị tiết lộ sự thật ngành nghề, có 5 thứ tuyệt đối không nên mua đặc biệt là vào lúc giảm giá!
- Ngại ăn đường nhưng thích đồ ngọt: 8 loại chất làm ngọt tự nhiên dành cho tín đồ hảo ngọt
Sầu riêng được mệnh danh là “vua” của các loại trái cây bởi kích thước cũng như mùi vị đặc trưng riêng của nó. Đây là một loại trái cây nhiệt đới, được trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Loại quả này có một lớp vỏ gai bên ngoài vô cùng đặc biệt, có vị ngọt và mùi hăng nồng. Nhiều người ví mùi của sầu riêng như mùi trứng thối. Nguyên nhân của mùi hương đặc trưng này là do sự kết hợp của các loại hóa chất tự nhiên có trong quả sầu riêng.
Do mùi vị hăng nồng mà ở một số vùng thuộc Châu Á đã cấm không cho đem theo sầu riêng trên các phương tiện giao thông công cộng, một số khách sạn và các địa điểm khác. Tuy nhiên, với thành phần dinh dưỡng ấn tượng cùng với hương vị khác biệt đã giúp sầu riêng trở thành một lựa chọn thú vị cho những ai yêu thích ẩm thực ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Ngoài giàu thành phần dinh dưỡng, các bộ phận của sầu riêng như vỏ, múi, rễ và lá đều có thể được sử dụng để làm thuốc chữa một số bệnh, bao gồm:
- Cao huyết áp
- Bệnh gan
- Căng thẳng
- Suy nhược cơ thể
- Khó tiêu
- Tăng ham muốn tình dục
- Mất ngủ
- Làm lành các vết thương
- Các bệnh ngoài da
Giá trị dinh dưỡng trong sầu riêng
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, thành phần dinh dưỡng trong 100g sầu riêng gồm có:
- Vitamin A: 13.33 - 20 mg
- Acid ascorbic: 23.9 - 25.0 mg
- Canxi: 7.6 - 9.0 mg
- Phốt pho: 37.8 - 44.0 mg
- Kali: 436 mg
- Thiamin: 0.20 mg
- Riboflavin: 0.20 mg
- Niacin: 1.704 mg
- Sắt: 0.73 - 1.0 mg
- Đường: Khoảng 12g
- Protein: 2.5 - 2.8g
- Chất béo: 5.33g
- Chất xơ: 3.8 g
- Carbohydrate toàn phần: 30.4-34.1g
Ngoài ra, sầu riêng còn chứa nhiều hợp chất thực vật có lợi cho sức khỏe như nhóm flavonoid, polyphenol, beta carotene và anthocyanin, mangan, canxi, đồng,...
Sầu riêng bao nhiêu calo?
Sầu riêng là một loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ các nước Đông Nam Á. Hàm lượng calo và dinh dưỡng trong sầu riêng rất cao.
Cụ thể, theo trang Healthline là một trang thông tin sức khỏe uy tín của Mỹ thì 1 trái sầu riêng thông thường sẽ có cân nặng khoảng 243gr và chứa khoảng 357 calo cùng các chất dinh dưỡng khác.
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, trong một 100g sầu riêng chứa khoảng 135 -180 calo, thì đây là hàm lượng calo tương đối cao.
Ăn sầu riêng có béo không?
Câu trả lời cho việc ăn sầu riêng có béo không đó chính là có nếu bạn ăn nhiều cùng với chế độ ăn uống, tập luyện không hợp lý. Hãy cùng Bách hóa XANH phân tích câu trả lời này nhé:
Sầu riêng chứa hàm lượng chất béo cao bởi vậy nếu bạn ăn nhiều sẽ gây thừa lượng lớn các chất béo và dễ dàng gây tăng cân.
Sầu riêng cũng rất giàu carbs (carbohydrate) và khi ăn nhiều sầu riêng thì rõ ràng sẽ làm cơ thể hấp thụ quá nhiều carbs. Đó chính là lý do tại sao bạn ăn nhiều sầu riêng lại khó khăn trong việc giảm mỡ và giảm cân khi ăn kiêng.
Với những lý do trên thì bạn có thể thấy rằng: Nếu không cưỡng lại được vị ngon của sầu riêng thì bạn hãy ăn một cách điều độ và tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề ăn sầu riêng để tránh gây tăng cân nhé!
Các tác dụng phụ khi ăn sầu riêng
Mặc dù tác dụng phụ khi ăn sầu riêng là hiếm gặp, tuy nhiên trong một số trường hợp dị ứng sầu riêng có thể gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc.
Ăn sầu riêng loại bỏ hạt được cho là an toàn tuyệt đối, ngay cả khi bạn ăn chúng kèm theo các loại thức ăn khác. Tuy nhiên, việc tiêu thụ hạt sầu riêng có thể không an toàn đối với sức khỏe, trừ khi được nấu chín. Hạt sầu riêng thô có chứa các hóa chất được cho là độc hại và có khả năng gây ung thư.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn sầu riêng. Việc ăn sầu riêng thường xuyên có thể làm tăng lượng đường trong máu (đường huyết) nhiều hơn so với các loại trái cây khác, chẳng hạn như xoài hoặc chuối.
Mặt khác, hàm lượng kali cao trong sầu riêng có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh thận giai đoạn cuối. Do đó, những người bị bệnh thận phải thận trọng khi tiêu thụ loại quả này.
Khi đã trả lời được cho câu hỏi, ăn sầu riêng có tốt không, bạn hoàn toàn có thể tự lên cho mình một kế hoạch ăn uống lành mạnh, phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.
Hướng dẫn chọn sầu riêng ngon
Không cần phải khui trái sầu riêng, chỉ cần nhìn vào các đặc điểm bên ngoài của phần vỏ là bạn có thể chọn được quả sầu riêng chín đều, thơm ngon, hạt nhỏ và nhiều thịt. Sau đây là cách chọn sầu riêng ngon mà bạn cần biết:
- Cuống quả sầu riêng: Chọn quả sầu riêng còn có cuống, phần cuống bóp có màu rêu xanh, cứng cáp, bóp nhẹ vào thấy có nhựa ươn ướt.
- Hương thơm: Sầu riêng ngon và chín là quả có mùi thơm nồng nặc khi bạn để gần mũi ngửi.
- Vỏ sầu riêng: Chọn quả sầu riêng có phần vỏ màu ửng vàng, xanh hơi xám, phân chia rõ các mùi và phần eo.
- Gai sầu riêng: Bạn nên chọn sầu riêng có gai cứng chắc, to đều.