Cây sen hòn ngọc quý giữa đầm lầy, nhiều bộ phận của cây đều có công dụng chữa bệnh kỳ diệu, liệu bạn đã khám phá hết?
- Chỉ dùng muối và giấm là không đủ, nếu rửa dạ dày lợn theo cách này, luộc lên sẽ vừa trắng mềm lại không có mùi lạ, lại giòn sần sật cực 'dính'
- Những loại thực phẩm được mệnh danh là 'vua' chống viêm, tốt nhất nên ăn mỗi ngày
Cây sen – một loài thực vật mạnh mẽ, được sử dụng rộng rãi trong nền y học cổ truyền Đông Nam Á và nền ẩm thực của nhiều nơi trên thế giới. Hoa sen được biết đến với danh hiệu là “quốc hoa” của nước Ấn Độ, đồng thời là một biểu tượng cho sự thuần khiết trong truyền thống Phật Giáo và Ấn Độ giáo.
Hoa sen là loài cây sống lâu năm, có hình giống như chiếc bát và thường dễ bị nhầm lẫn với hoa súng. Hiện nay, sen có hơn 100 loài khác nhau. Loài cây này đã được nhiều nghiên cứu khoa học tiếp cận nhằm tìm ra phương pháp điều trị bệnh tiềm năng.
Vì sống trong đầm lầy, cây sen thường bị mọi người lầm tưởng là mang mùi hôi tanh khó chịu và không được ưa chuộng. Nhưng ít ai biết rằng bộ phận của cây sen lại mang trong mình những giá trị và tác dụng y học kì diệu.
Với những nghiên cứu mới nhất về tác dụng của cây sen trong việc điều trị và phòng chống bệnh tật, chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá ra những điều thú vị về loại cây này, mà chắc chắn bạn chưa từng biết. Hãy cùng tìm hiểu về cây sen và tác dụng của nó trong bài viết dưới đây.
Đế hoa sen
Gương sen (đế hoa) hay liên phòng được sử dụng trong y học cổ truyền để cầm máu. Bột hạt sen trộn với mật ong có tác dụng điều trị ho.
Trong liên phòng chứa protit 4,9%, chất béo 0,6%, cacbon hydrat 9%, carotin 0,00002%, nuclein 0,00009%, vitamin C 0,017%.
Gương sen làm thuốc cầm máu, dùng chữa bệnh đại tiện ra máu, bệnh băng đới. Ngày dùng 15-30g dưới dạng thuốc sắc.
Theo tài liệu cổ liên phòng vị đắng, chát, tính ôn, vào 2 kinh can và tâm bào. Nó có tác dụng tiêu ứ, cầm máu, dùng chữa ứ huyết bụng đau, đẻ xong nhau chưa ra, băng huyết, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó khăn.
Hoa sen
Cánh hoa sen khi dùng trong trà giúp điều trị một loạt các vấn đề về dạ dày như đầy hơi, tiêu chảy và co thắt dạ dày. Trà hoa sen còn giúp phụ nữ giảm đau bụng kinh. Bên cạnh đó, trà sen có mùi thơm, có tác dụng làm dịu giúp một người thư giãn và giảm căng thẳng.
Hoa sen không chỉ giúp tim khỏe mạnh mà còn làm giảm lượng đường trong máu và là một liệu pháp giảm cân tuyệt vời. Uống trà hoa sen còn làm dịu cơn ho, tăng cường sức khỏe lá phổi, thận và hệ tiêu hóa.
Tua nhị sen (Liên tu)
Là tua nhị đực của hoa sen bỏ hạt gạo đi rồi phơi khô. Bác sĩ Vũ cho biết, liên tu chứa nhiều tanin chữa băng huyết, thổ huyết, di mộng tinh. Ngày uống 5-10g dưới dạng thuốc sắc.
Cành sen non
Cành sen non (hay còn gọi là ngó sen) rất ngon, có thể chế biến thành nhiều mới ăn thơm ngon. Theo y học cổ truyền, ngó sen giàu vitamin C, vitamin B, chất xơ và chất điện giải. Ngó sen sẽ làm giảm cholesterol và lượng đường trong máu, giúp điều hòa nhu động ruột. Ngoài ra, ăn ngó sen thường xuyên còn giúp phòng ngừa trĩ, táo bón.
Củ sen
Củ sen cần được gọt vỏ, ngâm trong nước muối 20-25 phút trước khi sử dụng để nấu nướng. Củ sen cung cấp chất xơ, vitamin C, kali, thiamine, riboflavin, vitamin B6, phốt pho, đồng và mangan. Củ sen hữu ích trong việc kiểm soát cholesterol cao và tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, củ sen còn có vị ngọt, giúp giải nhiệt, và chống lại sự khô hanh của mùa hè. Ngoài ra, bột củ sen còn được sử dụng trong mỹ phẩm, có tác dụng ngăn ngừa lão hóa da.