Uống tinh bột nghệ hàng ngày có tốt không là thắc mắc của nhiều người bởi không ít thông tin cho rằng điều này sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt. Vậy sự thật như thế nào?
- Thường xuyên chảy máu khi đánh răng: Tuyệt đối không chủ quan vì có thể là dấu hiệu ung thư!
- Thanh niên 22 tuổi co cứng tay chân, mất ý thức sau khi uống cà phê: Mỗi ngày chỉ được uống bao nhiêu ly cà phê?
Từ lâu, nghệ không chỉ một loại gia vị trong nhà bếp mà còn được sử dụng như vị thuốc chữa nhiều bệnh và làm đẹp. Uống tinh bột nghệ hàng ngày có tốt không là thắc mắc của nhiều người bởi không ít thông tin cho rằng điều này sẽ gây ra các tác dụng phụ không tốt. Vậy sự thật như thế nào?
1. Uống tinh bột nghệ hàng ngày có an toàn không?
Uống tinh bột nghệ hàng ngày tốt sức khỏe nhưng chỉ khi bạn sử dụng đúng liều lượng và đúng cách.
Theo nghiên cứu, người tiêu thụ lượng nghệ cao (1500 mg hai lần/ngày) sẽ gặp nguy hiểm về tim. Mặc dù không có bằng chứng cụ thể cho thấy nhịp tim bất thường là do nghệ, nhưng tốt nhất là bạn nên tránh dùng nghệ với liều lượng cao, trong thời gian dài.
Nếu một người đang có vấn đề sức khoẻ, phải sử dụng thuốc như thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị bệnh tim, huyết áp, tiểu đường, gan, thận thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nghệ.
2. Hậu quả khi uống tinh bột nghệ sai cách
Tinh bột nghệ được sản xuất từ nghệ tươi, đã được lọc bỏ các tạp chất có hại nhưng vẫn giữ được hàm lượng Curcumin nhất định. Theo đó, Curcumin được xem là “tinh quý” của nghệ, có tác dụng tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị một số bệnh, làm đẹp da, phòng ngừa ung thư. Tuy nhiên, tinh bột nghệ cũng tiềm tàng nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu dùng sai cách, cụ thể:
Gây tắc ruột
Tinh bột nghệ rất dễ gây tắc ruột nếu sử dụng không đúng cách. Nguyên nhân phổ biến gây ra điều này là do nhiều người dùng nước nóng trên 60 độ để pha tinh bột nghệ. Sai lầm này tạo ra hiện tượng hồ hóa, khiến tinh bột nghệ và các chất xơ trong thức ăn tạo thành khối bã gây tắc ruột, tổn thương dạ dày nghiêm trọng nếu dùng hàng ngày. Nóng trong người, vàng da và rối loạn tiêu hóa
Nguyên nhân chủ yếu do nhiều người mua nhầm tinh bột nghệ kém chất lượng, vẫn còn tồn động nhiều tạp chất. Vì thế nếu sử dụng với số lượng lớn hàng ngày, người dùng sẽ có cảm giác nóng trong, vàng da, tiêu chảy, chướng bụng,… Tuy nhiên chỉ cần ngừng uống tinh bột nghệ một thời gian, các triệu chứng này sẽ tự động khỏi.
Khó đông máu
Tinh bột nghệ có tác dụng hoạt huyết rất tốt cho những người bị rối loạn kinh nguyệt hoặc bị thiếu máu não. Tuy nhiên, với những người mắc chứng khó đông máu, chuẩn bị làm phẫu thuật, rong kinh,… thì đây là điều không tốt. Vì thế nếu đang gặp một trong những tình trạng trên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng tinh bột nghệ.
Gây nguy cơ sảy thai
Tinh bột nghệ có thể kích thích cổ tử cung gây xuất huyết hoặc động thai. Do đó bạn không nên cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu (thời điểm thai chưa ổn định) dùng tinh bột nghệ.
Ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc trị trào ngược dạ dày
Tuy tinh bột nghệ rất tốt với người bị viêm dạ dày. Tuy nhiên nhưng đối với bệnh nhân trào ngược và đang dùng thuốc tây, tinh bột nghệ có thể cản trở tác dụng của một số thuốc kháng acid, từ đó ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bệnh nhân.
3. Những lưu ý khi sử dụng tinh bột nghệ
+ Có thể uống tinh bột nghệ mỗi ngày nhưng chỉ nên uống với lượng từ 2-4g, chia làm 2 lần hàng ngày. Tức mỗi ngày bạn chỉ nên uống tinh bột nghệ 2 lần.
+ Thời gian uống phù hợp là buổi sáng và buổi tối trước khi ăn 12-20 phút.
+ Không dùng nước nóng để pha tinh bột nghệ mà chỉ nên dùng nước ấm để tránh gây tắc ruột.
+ Những người có nhu động ruột kém nên hạn chế sử dụng tinh bột nghệ hoặc dùng tinh bột nghệ mật ong.
+ Có thể pha tinh bột nghệ với sữa tươi hoặc sử dụng như loại gia vị khi nấu ăn. + Có thể dùng tinh bột nghệ dưới dạng mặt nạ, kết hợp cùng sữa tươi hoặc sữa chua.
Có thể thấy, uống tinh bột nghệ hàng ngày là một cách tăng cường sức khỏe từ tự nhiên rất tốt. Tuy nhiên để tránh các tác dụng phụ không đáng có, bạn cần sử dụng đúng cách, đúng liều lượng và sản phẩm đảm bảo chất lượng.