"Một củ khoai lang bằng thang thuốc bổ" nhưng chuyên gia khuyến cáo thời điểm không nên ăn kẻo gây bệnh cho cơ thể.
- Loại rau được mệnh danh là 'Vua của các loại rau' giúp thải độc, cải thiện trí nhớ, trái tim luôn mạnh khỏe
- Những lợi ích bất ngờ của nấm kim châm mà chắc chắn bạn chưa biết!
Khoai lang được mệnh danh là "siêu thực phẩm" vì giàu chất dinh dưỡng. Trung bình một củ khoai lang có 112 calo, 0,07 gram chất béo, 26 gram carbohydrate, 2 gram chất đạm, 3,9 gram chất xơ và nhiều loại vitamin khoáng chất khác như vitamin nhóm B, canxi, sắt, mangan, magiê,...
Với hàm lượng cao chất xơ, ít béo và nhiều vitamin,… khoai lang là thực phẩm đươc gợi ý nên sử dụng thường xuyên vào mùa đông lạnh để giúp cải thiện hệ miễn dịch với cơ thể, chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Tác dụng của khoai lang
Một nghiên cứu đã chỉ ra, chiết xuất từ khoai lang có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, chất xơ trong khoai lang cũng rất quan trọng, nó giúp làm ổn định lượng đường trong máu, từ đó giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Khoai lang cũng giúp ổn định huyết áp, vì khoai lang rất giàu kali, một khẩu phần 124g khoai lang nghiền đã cung cấp 259mg kali, hoặc khoảng 5% nhu cầu hàng ngày cho một người lớn.
Ngoài ra, Khoai lang rất giàu beta-carotene. Đây là một sắc tố thực vật hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ mắc các loại ung thư, bao gồm cả ung thư tuyến tiền liệt và ung thư phổi.
Chất này cũng có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào gây ra bởi các phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do. Nếu mức độ gốc tự do trong cơ thể quá cao, tổn thương tế bào có thể xảy ra, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính
Lượng chất xơ trong khoai lang có thể giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy đường tiêu hóa khỏe mạnh. Ngoài ra, đã có nghiên cứu chứng minh mối liên quan giữa việc ăn nhiều chất xơ với khả năng giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào dưới dạng beta-carotene. Sau 18 tuổi, với phụ nữ chúng ta cần tiêu thụ 700mg vitamin A mỗi ngày và nam giới là 900mg. Theo nghiên cứu, một củ khoai lang nướng sẽ cung cấp khoảng 1.403mcg vitamin A, tương đương 51% nhu cầu hàng ngày của một người đấy ạ. Vitamin A còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều bệnh tật.
Cứ 124g khoai lang lại cung cấp 12,8mg vitamin C. Trong đó Vitamin C hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng cường hấp thụ sắt. Lượng vitamin C thấp có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ở một người.
3 thời điểm không nên ăn khoai lang
Không nên ăn vào buổi tối
Ăn khoai lang đúng cách là không nên ăn vào buổi tối vì dễ trào ngược axit, đặc biệt là với những người dạ dày yếu hoặc người già có hệ tiêu hóa kém, vì sẽ gây ra hiện tượng chướng bụng. Cộng với việc vào ban đêm, sự trao đổi chất diễn ra chậm nên càng khó tiêu hóa và dễ dẫn đến chứng mất ngủ.
Không nên ăn khi đói
Nhiều người nghĩ, lúc đói có thể ăn khoai lang. Tuy nhiên, trong khoai lang chứa nhiều chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói bụng sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, sinh hơi chướng bụng, ợ chua. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật kỹ hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men có trong khoai. Nếu bị chướng bụng, có thể uống nước gừng để giảm bớt. Cạnh đó, lúc đói, đường huyết đã thấp, khi ăn khoai lang lại làm hạ huyết áp gây mệt mỏi.
Không ăn sau 12h trưa
Thời gian này, khả năng trao đổi chất của cơ thể kém đi, do vậy hàm lượng đường trong khoai lang sẽ dễ tích tụ lại, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.
Vậy nên ăn khoai lang vào thời điểm nào?
Theo các chuyên gia, mỗi buổi sáng thay vì ăn bún, mì, phở… bạn có thể bổ sung năng lượng bằng một củ khoai lang. Chỉ đơn giản như vậy, việc giảm cân bằng phương pháp này cũng mang lại hiệu quả gấp bốn lần so với cách làm thông thường.
Bạn cũng có thể giảm cân bằng khoai lang khi ăn kèm với sữa chua hoặc thêm một chút rau xanh vào bữa sáng. Điều này sẽ đảm bảo có thể có đủ năng lượng để làm việc.