Bất ngờ với 3 loại trái cây đem nấu chín còn tốt và dinh dưỡng gấp đôi so với ăn sống

Chọn thực phẩm 26/10/2022 18:15

Chuối, bưởi và lê được khuyên rằng hãy nấu chúng chín lên nếu muốn nhận được nhiều dinh dưỡng hơn thay vì ăn ngay như bình thường.

Chuối

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết, theo Đông y, chuối có vị ngọt, tính hàn, tác dụng nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc.

Chuối là loại trái cây có nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Ăn chuối bình thường đã tốt, khi luộc chín, hàm lượng chất xơ, pectin trong chuối sẽ tăng lên. Trong khi đó, lượng vitamin, khoáng chất trở nên dễ hấp thụ hơn.

Chuối luộc có hương vị thơm ngon lại tạo cảm giác no lâu, giúp ngăn ngừa sự tích tụ và sản sinh mỡ thừa. Kiên trì ăn chuối luộc và xem đây là món ăn vặt thì có thể giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Ngoài ra, ăn chuối luộc còn rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp trị táo bón.

Phụ nữ ăn chuối luộc còn có một lợi ích rất lớn là làm đẹp và dưỡng ẩm da. Quả chuối có chứa vitamin A, protein, chất chống oxy hóa giúp cơ thể phục hồi da, làm đẹp hiệu quả.

Thời điểm tốt nhất để ăn chuối luộc là khoảng 20 phút trước bữa ăn trưa và ăn tối hoặc ăn sau khi tập luyện buổi sáng. Làm như vậy, bạn sẽ có cảm giác no, giảm sự thèm ăn và hỗ trợ quá trình giảm cân tốt hơn.

Lưu ý, chuối luộc tốt cho sức khỏe nhưng không nên lạm dụng. Theo lương y Vũ Quốc Trung, một người không nên ăn quá 2 quả chuối luộc/ngày.

Để món chuối luộc ngon, bạn nên chọn những nải chuối có kích thước từ nhỏ đến trung bình. Vỏ chuối đã ngả vàng, chín già. Thời gian luộc chuối khoảng 15-20 phút.

Bưởi

Bưởi rất giàu protein, axit hữu cơ, vitamin, canxi, phốt pho, magiê, natri và các nguyên tố cần thiết khác cho cơ thể con người, có chức năng tăng sinh lực cho dạ dày, giải đờm, giữ ẩm cho phổi, thông ruột, bổ máu và bổ tỳ vị. Nó có thể thúc đẩy sự thèm ăn và điều trị các vấn đề tiêu hóa.

Bưởi hấp chín cũng có thể thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương và có tác dụng bổ trợ tốt đối với nhiễm trùng huyết. Những người dễ nổi cáu, ăn bưởi có thể làm giảm cơn tức giận và giảm các vết loét ở miệng. Vỏ bưởi chứa các hoạt chất như hesperidin và naringin, có thể làm giảm độ nhớt của máu và giảm hình thành huyết khối. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần cắt bưởi tươi, bỏ vỏ, bỏ hạt, hấp với mật ong rồi ăn.

Bất ngờ với 3 loại trái cây đem nấu chín còn tốt và dinh dưỡng gấp đôi so với ăn sống - Ảnh 1
Ảnh minh họa: Internet

Lê có tác dụng dưỡng phổi, giảm ho, dưỡng âm, thanh nhiệt tiêu đàm. Tuy nhiên, quả lê tươi có tính lạnh, nếu ăn nhiều dễ khiến tỳ vị hư hàn. Vì vậy, nấu chín sẽ giúp loại bỏ độ lạnh của lê.

Khi ăn chín, lê phát huy tác dụng tối đa, giúp điều trị các bệnh vê hô hấp như ho khan, đau họng, ho ra máu, táo bón...

Bạn cần chuẩn bị một quả lê, gọt vỏ, bỏ hạt, đem xay nhuyễn rồi bỏ vào bát nhỏ, thêm chút đường phèn rồi hấp cách thủy. Khi đường tan là có thể đem ra dùng.

Bất ngờ với 3 loại trái cây đem nấu chín còn tốt và dinh dưỡng gấp đôi so với ăn sống - Ảnh 2
Ảnh minh họa: Internet

Với trường hợp ho nhiều đờm, có máu, hãy cắt nhỏ miếng lê và đem hấp cách thủy. Khi lê chín mềm thì nhấc ra, dằm nhuyễn và trộn với mật ong. Để hỗn hợp nguội và cho vào lọ thủy tinh, mỗi lần uống lấy một vài thìa và hòa với nước ấm.

Trà lê cũng tốt cho người đang muốn giảm cân, làm đẹp da, người bị mất ngủ, người cần giải rượu. Món lê hấp còn có tác dụng bổ thận, dạ dày, trị cảm lạnh.

Ngoài cách hấp, bạn có thể dùng lê để nấu súp, nấu chè và kết hợp với các nguyên liệu khác như táo đỏ, hạt sen, long nhãn, gừng... để tăng hiệu quả.

5 sai lầm nguy hiểm khi nấu ăn mà ngay cả những đầu bếp giàu kinh nghiệm nhất cũng mắc phải

Nghệ thuật nấu ăn là một thách thức, vì nó đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, thời gian và sự tập trung. Mục tiêu lý tưởng là chuẩn bị một bữa ăn hợp khẩu vị, không dính đáy chảo và không bị cháy. Thật không may, không phải tất cả chúng ta đều làm tốt nghệ thuật ẩm thực, ngay cả khi chúng ta cố gắng hết sức.

TIN MỚI NHẤT