Chỉ cần biết cách làm loại lá này, chị em sẽ sở hữu làn da mịn màng hơn cả uống collagen, nám tan nhang bay hết.
Từ xưa, cây trầu không đã là loại cây gắn liền với cuộc sống của người phụ nữ, đặc biệt là với những chị em hay ăn trầu. Ngoài ra, lá trầu dùng tốt trong các trường hợp viêm họng, cảm cúm, nhức đầu, sát trùng vết thương, chữa các bệnh viêm loét ngoài da, nước ăn chân tay…
Tuy nhiên thực tế nó còn có rất nhiều công dụng trong chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp, làm đẹp da cho chị em phụ nữ. Lá trầu còn có nhiều công dụng đa dạng như: làm hương liệu, kháng khuẩn, chống nấm, chữa một số bệnh phụ khoa, cải thiện tiêu hóa, giảm stress,... Trong đó, trị nám là một trong những công dụng thường thấy nhất của lá trầu không. Trị nám bằng lá trầu không còn được xem là phương pháp trị nám truyền thống và hiệu quả hàng đầu trong đông y.
1. Trị nám, tàn nhang
Cách 1: Rửa sạch lá trầu không rồi ngâm trong nước muối loãng. Sau đó vớt ra để ráo nước. Cho nắm lá trầu không vào nồi luộc rồi vớt lá đã chín vào máy xay nhuyễn cùng một chút nước luộc.
Bỏ lá trầu không đã xay vào nồi nước, sau đó đun cho đến khi được hỗn hợp keo. Cho hỗn hợp vào hũ kín rồi bảo quản trong tủ lạnh.
Mỗi lần cần dùng bạn hãy lấy ra một thìa rồi thoa đều lên vùng da bị nám, tàn nhang. Dùng liên tục trong vòng 10 ngày, mỗi ngày một lần rồi sau đó giãn ra với tần suất 1 - 2 lần/ tuần.
Cách 2: Lấy lá trầu không rửa sạch để ráo nước rồi hơ qua lửa. Khi nguội bớt một chút thì đắp lên mặt, sau khoảng 20 -30 phút thì gỡ chiếc lá trầu không ra và rửa lại mặt bằng nước mát.
2. Trị mụn
Lá trầu không có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng cao. Vì vậy nếu sử dụng lá trầu không đúng cách sẽ giúp các bạn tạm biệt những đốm mụn đáng ghét, lấy lại làn da láng mịn.
Cách làm: Đầu tiên, bạn hãy rửa sạch lá trầu rồi để ráo nước. Cho lá vào máy xay và cho thêm vào vài hạt muối rồi xay nhuyễn với một chút nước lọc. Sau đó, cho vào rây lọc lấy nước lá trầu rồi dùng nước trầu để rửa mặt.
Nước trầu này sử dụng mỗi tuần từ 1- 2 lần. Sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy tác dụng rõ rệt so với lúc trước.
3. Dưỡng trắng da
Đem lá trầu không ngâm trong nước muối loãng 15-20 phút rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó, cho lá vào nồi, đổ thêm một lượng nước sao cho ngập lá trầu. Đun cho đến khi nước sôi thì đen tất cả lá và nước xay nhuyễn.
Sau khi bạn tắm xong, hãy bôi hỗn hợp lá trầu không mà chúng ta vừa chế biến lên khắp vùng da toàn thân. Đồng thời massage da nhẹ nhàng trong vài phút rồi tắm lại bằng nước sạch.
Mỗi tuần nên tắm bằng lá trầu không 1-2 lần để cảm nhận hiệu quả và sự thay đổi của làn da.
4. Lá trầu không chữa khỏi bệnh phụ khoa
Ngoài ra, lá trầu chữa khỏi bệnh phụ khoa. Như chúng ta đã biết, trầu không có tính sát khuẩn cao nên có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nấm... vì vậy có công dụng nhất định trong việc chăm sóc và bảo vệ vùng kín của chị em phụ nữ.
Cách làm: Lá trầu không rửa sạch cho vào nồi nước đun thật đặc với một chút muối. Để sôi 5 - 10 phút rồi tắt bếp, tiếp tục đậy kín vung nồi cho đến khi nồi nước là trầu chỉ còn ấm. Sau đó, dùng nước lá trầu để rửa vùng kín và ngồi ngâm vùng kín khoảng 10 - 15 phút. Áp dụng ít nhất 1 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt.
5. Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Vì lá trầu không có vị cay, tính ấm, có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên việc nhai lá trầu hàng ngày rất tốt, có thể làm trắng răng và đánh bay mùi hôi miệng. Ngoài ra, chúng còn góp phần làm dịu các cơn đau răng.
Cách làm: Chọn lá trầu không quá già hoặc không quá non. Lấy khoảng 3 lá trầu không với khoảng 150ml nước nóng rồi sử dụng súc miệng ngày 2-3 lần.
Ngoài ra còn một cách nữa không chỉ làm răng trắng sáng hơn mà chân răng còn chắc khỏe hơn, ngăn ngừa sâu răng nữa: Lấy lá trầu không vò nát rồi chà xát trực tiếp lên răng trong vài phút rồi chải sạch lại với kem đánh răng.
Công dụng lá trầu không: Kết quả nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, trong 100g lá trầu không có chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong lá trầu không có hoạt tính kháng sinh mạnh, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn Coli, lỵ,...và kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm.
Lá trầu không chứa nhiều nước, muối khoáng, chất xơ, carbohydrate cùng các khoáng chất như kẽm, canxi có tác dụng ngăn chặn sự hình thành sắc tố melanin gây nám da. Chính vì thế việc sử dụng lá trầu không hơ lửa đắp lên da sẽ làm mờ tàn nhang đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, elastin giúp da trắng hồng, mịn màng.
Có thể thấy dùng lá trầu không để làm đẹp là một phương thuốc dân giantuyệt vời để chữa nám, tàn nhang giúp da khỏe đẹp, láng mịn. Phương pháp này phù hợp với tất cả mọi người nhất là những bà bầu sau khi sinh nở thường gặp vấn đề về da khi hormone thay đổi, lại thường xuyên chăm sóc con giữa đêm khuya khiến da dẻ không được tốt.
Ngoài việc làm đẹp da cho mẹ, thì dùng lá trầu không hơ cho ấp rồi đắp lên trẻ sơ sinh rồi bế vào lòng sẽ giúp bé nhanh nín khóc. Ngoài ra có thể đặt trực tiếp hoặc giã nát trầu để đắp lên mông, đùi, tay và chân để trẻ đỡ khóc, ngủ yên.