Nếu sở hữu làn da nhạy cảm, dễ kích ứng và luôn phải đối mặt với tình trạng mụn, viêm, bạn nên ghi nhớ ngay 4 bí quyết chăm sóc dưới đây của Health.
- Ngày nào cũng chăm sóc dựa trên 4 nguyên tắc này, làn da dầu nhờn, nhạy cảm bẩm sinh cũng trở nên mềm mịn, hồng hào
- Mặt nạ tự nhiên dành riêng cho da nhạy cảm: Trị dứt mụn nhọt cực nhanh, da trắng lên từng ngày
Mỗi người sẽ có một tính chất da riêng, do đó, chế độ chăm sóc, mỹ phẩm làm đẹp cũng khác nhau. Trong đó, làn da nhạy cảm là tính chất khó dưỡng nhất. Jessica Wu, bác sĩ da liễu ở Los Angeles chia sẻ, theo số liệu thống kê năm 1980, chỉ có 30% trong toàn dân số sở hữu làn da nhạy cảm, tuy nhiên, hiện nay con số này đã đã tăng lên 70%.
Mặc dù không có định nghĩa cụ thể về làn da nhạy cảm nhưng chúng thường có các dấu hiệu như mụn, đỏ, phát ban và khô ráp khi phản ứng với loại chất không phù hợp. "Da nhạy cảm có nghĩa là bạn phải thường xuyên bị kích thích bởi nhiều thành phần phổ biến" - Neal Schultz, MD, bác sĩ da liễu ở New York cho biết.
Nếu thường xuyên mắc phải một trong những dấu hiệu sau đây mỗi khi dùng phương pháp chăm sóc da hoặc thay đổi mỹ phẩm, bạn có thể đang sở hữu làn da nhạy cảm.
Dấu hiệu da nhạy cảm
Da nổi mẩn đỏ
Nếu nhận thấy các dấu hiệu như mạch máu, vết sưng, tuyến dầu phình to và vùng da trên mũi, má và cằm dày hơn, làn da của bạn có thể đang bị kích ứng.
Để ngăn chặn tình trạng thêm nặng hơn, hãy tìm các sản phẩm không có xà phòng với các thành phần kháng viêm như bột yến mạch để sử dụng. Đồng thời, dùng sữa rửa mặt có chất làm dịu da, cũng như tránh các sản phẩm có tính axit như axit glycolic và vitamin C. Về chế độ dinh dưỡng, bỏ qua các món ăn cay, tăng cường axit béo omega-3 vì chúng giúp chống lại mẩn đỏ và kích ứng.
Da nổi mụn trứng cá
Nổi mụn có thể xuất phát từ nhiều lý do như căng thẳng, thiếu ngủ, tuyến dầu hoạt động quá mức và tiếp xúc với các sản phẩm gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Nhưng da nhạy cảm dễ mắc phải tình trạng mụn trứng cá viêm.
Trong trường hợp này, hãy lưu ý đến các sản phẩm đang dùng. Rửa mặt bằng chất tẩy rửa dịu nhẹ, dạng gel. Sau đó, điều trị tại chỗ bằng axít salicylic zit zapper tiêu chuẩn. Loại chất này không chỉ có tác dụng chống viêm mà còn làm thông thoáng các lỗ chân lông bị tắc, đồng thời giảm kích ứng.
Khi sở hữu làn da "kén chọn", điều quan trọng là phải cẩn thận trong quá trình chăm sóc. Karen Kim - Bác sĩ da liễu ở Chestnut Hill, chia sẻ: "Từ 2 đến 3 lần một tuần, hãy làm sạch lỗ chân lông bằng các nguyên liệu thấm hút như than hoạt tính".
Da nổi mụn bọc, phát ban
Tình trạng phản ứng này liên quan đến hệ thống miễn dịch, theo tiến sĩ Schultz. Phát ban, nổi mẩn ngứa thường do các bất thường về di truyền trong chức năng rào cản của da, theo các nghiên cứu tại Đại học Vienna và Đại học California, San Francisco.
Nói cách khác, nếu bố gặp tình trạng này, có thể con cũng vậy. "Có nhiều sản phẩm với nhiều thành phần hóa học có khả năng gây kích thích" - Tiến sĩ Kim giải thích.
Để ngăn chặn chúng, bạn cần có phương châm chăm sóc da mới. Cụ thể, tiến sĩ Kim nói: "Sử dụng ít sản phẩm và nguyên liệu làm đẹp, nguy cơ gây kích ứng sẽ thấp hơn".
Vị tiến sĩ này cho biết, các chất kích thích thông thường thường có hương thơm và propylen glycol, một chất giữ ẩm giúp da hấp thụ các thành phần hoạt tính. Thay vì dùng mỹ phẩm đa dụng, hãy chuyển sang loại dịu nhẹ, đơn giản hơn. Kèm theo đó, hạn chế các loại thực phẩm có đường, tăng cường nhiều loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, bò, đậu, hạt điều và ngũ cốc.
Để giảm bớt sự ngứa ngáy và ửng đỏ ngay lập tức, Bác sĩ Schultz gợi ý: "Ngâm một miếng vải trong nước ấm và sữa, sau đó đặt chúng vào vùng bị kích thích. Sau đó, bắt đầu với những thứ đơn giản như nha đam".
Tình trạng da cực khô
Kích ứng gây ra mất nước, các tế bào bắt đầu nhấc lên khiến da bong tróc. Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy hạn chế rửa mặt nhiều lần mỗi ngày.
Tiến sĩ Kim nói: "Giữ cho làn da thông thoáng, tránh các chất kích thích, không dùng toner, chất làm se hoặc các sản phẩm có chứa cồn". Bắt đầu với chất tẩy rửa nhẹ nhàng không xà phòng và đừng nên cố gắng chà lớp vảy da bong tróc. Các chất tẩy tế bào chết có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
Sau đó, lựa chọn một loại kem siêu dưỡng ẩm chứa thành phần như axit hyaluronic và glycerin, bơ hạt mỡ để sử dụng. Tiến sĩ Kim khuyên: "Với loại khô da này, bạn cần thoa thuốc làm mềm từ 2 đến 2 lần mỗi ngày."
4 lưu ý khi chăm sóc da nhạy cảm
1. Đừng vội tin vào thuật ngữ trên mỹ phẩm
Nếu tin ngay vào chữ "Không gây dị ứng" trên bao bì sản phẩm, bạn đã hoàn toàn sai lầm. Khi đã sở hữu làn da nhạy cảm, bạn bắt buộc phải kiểm định độ kích ứng của mỹ phẩm trước khi sử dụng, dù chúng có thành phần dịu nhẹ đến mấy.
2. Chú ý vào mỹ phẩm trang điểm
Một số loại mỹ phẩm trang điểm tốt cho làn da nhạy cảm như: Bột, bút chì và nền móng silicone, thông thường chúng không có chất kích thích.
3. Hạn chế chất tẩy rửa có mùi thơm
Nhiều người bị dị ứng với nước hoa trong chất tẩy rửa, đây là khảo sát từ Tiến sĩ Kim. Chính vì vậy, loại bỏ ngay những loại xà phòng, sữa rửa mặt có mùi sẽ hạn chế được khả năng kích ứng da.
4. Sữa giảm béo
"Da nhạy cảm dễ bị viêm. Do đó, hãy tránh các loại thực phẩm có khả năng gây viêm, như sữa giảm béo vì chúng chứa một lượng đáng kể protein whey" - Tiến sĩ Wu cho biết.
Ghi nhớ ngay những dấu hiệu làn da nhạy cảm đang bị kích ứng, cũng như cách khắc phục cụ thể trên, bạn sẽ không còn gặp khó khăn trong việc chăm sóc nữa.