Mất thẩm mỹ và gây khó chịu cho sinh hoạt thường ngày, những đốm mụn cóc dai dẳng cần được điều trị dứt điểm nhằm ngăn ngừa sự lây lan. Hai cách trị mụn cóc dưới đây sẽ giúp bạn đánh bật gốc chúng.
- 3 công thức trị mụn lành tính với mật ong
- Đắp mặt nạ cả năm mụn đầu đen vẫn đeo bám, bạn phải cho thêm 1 muỗng thứ này
1. Mụn cóc là gì?
Mụn cóc hay còn được gọi là hột cơm (mụn cơm) là một khối u lành tính có kích thước nhỏ chừng 2milimet - 2cm. Nó thường có màu trùng với màu da nhưng cũng có thể có màu đen (nâu hoặc xám đục). Mụn cóc thường mọc trên da bàn tay hay bàn chân ở các vị trí như trên mu, ngón hoặc móng. Những đốm mụn cóc có hình dáng trông giống một chùm súp lơ nhỏ, có khi là một cục nổi sần sùi trên da, có khi phẳng và mịn trên bề mặt da.
Mụn cóc thông thường
Là những cục sẩn nhô lên khỏi da, sần sùi, kích thước từ 2mm - 2cm. Mụn cóc này mọc ở những vị trí như lòng bàn chân, dưới móng chân, trên ngón tay khi chạm có cảm giác đau nhói. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì sẽ có cách trị mụn cóc tận gốc giúp bạn đánh bật những đốm mụn này.
Mụn cóc phẳng
Mụn cóc phẳng là những mẩn nhỏ chỉ hơi nhô cao lên trên bề mặt da, chị em phải nhìn và sờ kĩ mới phát hiện được. Kích thước của mụn từ 1mm - 5mm, có màu vàng nâu, bề mặt trơn láng. Mụn lây lan nhanh có khi đến hàng chục, hàng trăm cái mọc trên da và thành vệt dài. Vị trí thường gặp ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt và cổ.
2. Nguyên nhân gây mụn cóc
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của mụn cóc:
- Do virus Human Papillomavirus (HPV) là thủ phạm gây ra mụn cóc, và những vết trầy xước trên da sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho virus này thâm nhập vào cơ thể;
- Do vệ sinh các vết trầy xước chưa đúng cách;
- Do dùng chung đồ đạc với người đã mắc mụn cóc. Bạn có thể bị mọc mụn cóc nếu chạm phải mụn cóc của người khác hoặc đồ dùng của họ;
- Do hệ thống miễn dịch bị suy giảm khiến virus dễ xâm nhập vào cơ thể.
3. Cách trị mụn cóc an toàn và hiệu quả
Vấn đề lớn nhất của mụn cóc là bệnh tự lây nhiễm trên bản thân người bệnh. Nếu bạn cào, gãi hoặc nóng lòng dùng kim châm, dao kéo cắt chúng đi thì từ vài mụn cóc lớn ban đầu, chúng lây lan sang những vùng da lân cận theo cấp số nhân. Bởi vậy, để chữa trị an toàn và thông minh nhất, hãy thử thực hiện 2 cách trị mụn cóc dưới đây.
3.1 Cách trị mụn cóc hiệu quả nhanh không tưởng bằng tỏi
Được ví như một loại tiên dược, tỏi là cách trị mụn cóc cực hiệu quả. Trong tỏi có chứa nhiều các thành phần hoạt tính Azooene, Diallil-trisulfide, Dianllil Disulfide - Những kháng sinh tự nhiên cùng với thành phần lưu huỳnh có mặt rất nhiều trong tỏi, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, sát trùng tận gốc, ngăn cản sự hoạt động là lây lan của virut HPV, đồng thời hỗ trợ làm xẹp mụn, nhanh bong chân mụn.
Cách thực hiện
Đầu tiên, hãy ép tỏi hoặc giã nát hai tép tỏi trong chén nhỏ sau đó cho muỗng cà phê mật ong vào và trộn đều. Nhanh chóng bôi hỗn hợp này lên những đốm mụn cóc và những vùng da xung quanh. Cuối cùng, bạn dùng băng gạc băng phần da mụn được bôi tỏi lại. Sau 2 tiếng đồng hồ thì bỏ ra, rửa lại sạch sẽ bằng nước muỗi loãng. Bạn nên thực hiện cách trị mụn cóc bằng tỏi này 2 lần/1 ngày. Sau 1 – 2 tuần tùy theo cơ địa từng người, mụn cóc sẽ tự biến mất mà không để lại dấu vết hay đau đớn gì cho người bệnh.
Lưu ý khi trị mụn cóc bằng tỏi
- Trước khi áp dụng cách trị mụn cóc bằng tỏi, bạn nên kiểm tra tỏi có gây mẫn cảm với da của bạn hay không.
- Trước khi tiến hành chữa trị mụn cóc theo cách này, bạn cần làm sạch tay và vùng da bị mụn cóc bằng xà phòng diệt khuẩn và nước ấm. Sau đó lau khô vùng da bị mụn cóc rồi mới tiến hành cách trị mụn cóc trên nhé.
3.2 Cách trị mụn cóc bằng lá tía tô
Trong đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, chứa hàm lượng cao các vitamin A, vitamin C cùng các khoáng chất Canxi, Sắt, ... nên tía tô là thần dược tăng sức đề kháng, chống viêm, kháng khuẩn. Nhờ đó, ngoài tẩy sạch mụn nhọt, làm đẹp da thì tía tô cũng là cách trị mụn cóc hiệu quả, tiết kiệm chị em nên áp dụng.
Cách thực hiện
Bạn mua 300 gram lá tía tô sạch, đem rửa sạch và ngâm trong nước muỗi pha loãng rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó, bạn giã nát lá tía tô rồi dùng tía tô đó đắp lên vùng da bị mụn cóc. Cũng cố định phần đắp bằng băng gạc để giữ cho tía tô không bị rơi ra. Giữ nguyên như vậy trong 30 phút thì rửa sạch bằng nước mát. Bạn nên làm theo cách trị mụn các bằng lá tía tô 2 lần/ ngày và duy trì trong 2 tuần để đạt kết quả tốt nhất.
Lưu ý trong cách trị mụn cóc bằng lá tía tô
- Bạn có thể uống một phần nước lá tía tô sau khi giã nát, một phần để bôi và đắp lên mụn cóc.
- Trước khi đắp tía tô giã nát lên vùng da mụn cóc, bạn cần vệ sinh sạch sẽ. Bạn có thể ngâm nước ấm 30 phút sau đó lau thật khô vùng da mụn cóc để bắt đầu điều trị bằng lá tía tô.
4. Cách phòng chống mụn cóc
Để phòng chống mụn cóc bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt và nói không với những điều sau đây:
- Không chạm vào mụn cóc ở người khác
- Không dùng chung khăn tắm, giày, vớ hay vật dụng cá nhân của những người có mụn cóc
- Không gãi mụn cóc bởi bạn có thể làm chúng lây lan sang khu vực khác
- Mang dép khi ra vào phòng tắm, khi đến hồ bơi công cộng
- Che mụn cóc bằng một miếng băng gạc chống nước khi đi bơi
- Không chải, chàm cạo khu vực có mụn cóc
- Không sử dụng chung dụng cụ cắt móng tay ở ngón có mụn cóc và các ngón khác
- Giữ tay khô
- Rửa tay cẩn thận sau khi chạm vào mụn cóc
- Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây để tăng sức đề kháng của cơ thể.
Ưu điểm của cách trị mụn cóc theo các phương pháp dân gian là không gây đau đớn và không tốn kém chi phí nhiều. Tuy nhiên, bạn cần kiên trì thực hiện trong 2 tuần liên tục thì cách trị mụn cóc theo những phương pháp này mới mang lại kết quả tốt, đánh bật gốc đám mụn cóc trả lại cho bạn làn da mượt mà đầy tự tin.