Tuyệt đối bố mẹ đừng bao giờ lặp lại những lời nói cay độc làm tổn thương con trẻ sau

Chăm sóc con 28/08/2018 13:00

Khi tức giận, căng thẳng cha mẹ có thể không kiềm chế được cảm xúc của mình và nói ra những lời khiến con bị tổn thương. Là cha mẹ cần tránh thốt ra những lời này, dù là nóng giận bạn vẫn cần phải kiềm chế, nếu không sẽ vô tình làm ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lý của con sau này.

“Im ngay! Tại sao con cứ không chịu nghe lời”

Tuyệt đối bố mẹ đừng bao giờ lặp lại những lời nói cay độc làm tổn thương con trẻ sau - Ảnh 1

Những đứa trẻ “nghe lời”, rốt cuộc có tốt hay không?

Khi trẻ muốn giải thích một điều gì đó, cha mẹ thường có xu hướng quát trẻ “im ngay”.

Như thế sẽ khiến trẻ sẽ cảm thấy bị tổn thương vì nghĩ rằng cha mẹ không tôn trọng mình.

Ai cũng có quyền bào chữa và nói lên quan điểm của mình.

Do đó, cha mẹ nên kiên nhẫn nghe trẻ nói thay vì cấm trẻ được phát ngôn.

Mày không phải con tao, con tao không có đứa nào ngu dốt như mày

Tuyệt đối bố mẹ đừng bao giờ lặp lại những lời nói cay độc làm tổn thương con trẻ sau - Ảnh 2

Cha mẹ nhọc công đi làm nuôi con ăn học, chỉ mong con sau này có công ăn việc làm đàng hoàng nhưng nhiều khi cha mẹ lại mang gánh nặng đó đặt lên vai những đứa trẻ bằng một yêu cầu khắt khe về kết quả học tập hay những đòi hỏi vượt quá sự tiếp thu của chúng.

Chính vì vậy khi con chỉ cần “chẳng may” đứng thứ trong lớp hoặc có môn điểm thấp, cha mẹ đã thốt lên với con trẻ những câu chửi cay độc: “Mày không phải con tao, con tao không có đứa nào ngu dốt như mày”. Những mức phạt cũng theo đó mà áp dụng suốt mấy tuần lễ.

Khi cha mẹ mắng nhiếc con nặng lời thì chính điều này đã dần dần làm thui chột mong muốn cố gắng của con, thay vào đó chúng sẽ nghĩ: “Mình cố gắng cũng đâu thay đổi được điều gì, mình là một đứa ngu dốt!”. Và chính vì chúng nghĩ như vậy nên kết quả học tập vẫn giậm chân tại chỗ cũng là điều bình thường thôi bố mẹ ạ.

Loại như mày thì làm nên trò trống gì?

Với những câu chửi mắng kiểu này, vô tình cha mẹ đã định hình cho con luôn trở thành kẻ yếu ớt, thiếu tự tin, và đó là lý do mà làm việc gì chúng cũng rụt rè e sợ thay vì nghĩ là mình sẽ làm được.

Khi trẻ mắc lỗi, trước tiên cha mẹ hãy bình tĩnh cùng con phân tích tình hình và tìm ra nguyên nhân, biết được nguyên nhân thì con trẻ mới biết cách tháo gỡ vấn đề và tránh làm những điều sai để dẫn đến kết quả không tốt ở lần sau. Cha mẹ hãy nhớ cùng con tìm ra nguyên nhân sẽ tốt hơn nhiều so với buông ngay cho con một câu hoàn toàn không mang tính khích lệ, kiểu như:”Loại như mày thì làm nên được trò trống gì?”

Mày đi cho khuất mắt tao đi

Con trẻ nuôi dưỡng suy nghĩ: “Bố mẹ không thích mình. Có lẽ mình nên đi khỏi nhà thì hơn”. Phải chăng vì câu nói này mà tình trạng thiếu niên bỏ nhà đi bụi hiện nay đang tăng lên nhanh chóng?

Rất nhiều bố mẹ khi mọi việc chưa rõ ràng đã quy hết mọi tỗi lỗi cho con. Cũng có trường hợp đứa con đó là anh chị trong nhà, và bố mẹ mặc định rằng làm anh chị thì phải nhường em. Hay nhà có một đứa con trai nên đứa con gái thường phải lãnh hết phần tội lỗi gây ra trong nhà hoặc ngược lại.

Những đứa con như vậy rất đáng thương, không có ai hiểu, không ai thông cảm, không thể tâm sự hay trút nỗi niềm với ai. Lớn lên trong môi trường này chúng sẽ luôn cảm thấy thiếu vắng một người biết lắng nghe chúng, thiếu vắng sự công bình, dễ dẫn đến phản ứng “nổi đóa” vô lý với bất kể bất công nào đến với chúng khi chúng lớn lên.

Người lớn nói gì cũng không được cãi, có nói sai thì cũng là người đẻ ra mày

Chúng ta luôn tự cho rằng chúng ta có tất cả mọi quyền trên đời này, mà quên rằng trẻ con cũng là người, mà đã là người thì phải có quyền nói lên tiếng nói của mình, có quyền giãi bày nỗi oan ức.

Cha mẹ chỉ nên dạy con cách thức để giãi bày nỗi oan ức đó, còn giải bày như thế nào thì có lẽ chúng ta không nên quản. Nếu chúng biết giữ thái độ kiềm chế, biết mình là ai và cư xử đúng phận thì cha mẹ vừa có dịp được hiểu con hơn, mà con thì lại không bị mang theo nỗi uất hận, oan ức suốt đời.

Trời ơi, nhìn con người ta kìa, mày đã được bằng một góc của nó chưa, sao tao lại đẻ ra một đứa vô dụng như mày nhỉ?

Tuyệt đối bố mẹ đừng bao giờ lặp lại những lời nói cay độc làm tổn thương con trẻ sau - Ảnh 3

So sánh không bao giờ là một giải pháp tốt để giáo dục trẻ, một cuộc đời suốt đời ganh đua, đố kỵ sẽ không bao giờ làm người ta hạnh phúc, bởi làm sao có thể giỏi nhất được, người giỏi có người giỏi hơn, núi cao lại có núi cao hơn. Nên đừng bao giờ so sánh trẻ với người khác.

Rồi mày cũng hư hỏng như cha/mẹ mày thôi

Những cha mẹ kiểu này lại lấy con cái mình ra để công kích, miệt thị chồng/vợ mình. Họ chỉ nói cho sướng miệng thôi, họ đâu nghĩ đến việc con cái mình sẽ bị tổn thương thế nào, con cái họ phải chịu đựng những điều gì sau câu nói đó. Rồi lớn lên nếu thực sự chúng có “hư hỏng” như thế thật thì bố/mẹ cũng đừng trách con trẻ nhé.

Giáo dục con trẻ như thế nào luôn là tâm điểm quan tâm của tất cả các bậc cha mẹ. Bảo bọc, yêu chiều hay suông nịnh con quá cũng dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong việc tạo ra những con người sau này luôn tự cao tự đắc, luôn cho mình là đúng và không chịu lắng nghe hay cố gắng sửa đổi bản thân.

Nhưng nếu cha mẹ nào dễ “phát tiết” mà buông ra những lời lẽ cay độc thì sẽ gây nên vết thương lòng âm ỷ suốt cuộc đời con, sinh ra tâm oán giận, sau này chúng sẽ cố chấp không nghe bố mẹ nói. Hãy thực sự cân nhắc trước mỗi lời nói, hành động hay thậm chí là cân nhắc trong việc xử phạt con.

“Ba nói không được là không được”

Tuyệt đối bố mẹ đừng bao giờ lặp lại những lời nói cay độc làm tổn thương con trẻ sau - Ảnh 4

Cha mẹ thường có thói quen đứng bên ngoài và chỉ đạo hành động, suy nghĩ của trẻ, như con phải làm thế này, làm thế kia… khiến trẻ luôn cảm thấy mình vô dụng.

Mỗi trẻ đều có suy nghĩ riêng của chúng.

Hãy để trẻ tự làm và chịu trách nhiệm về hành động của mình.

Trong quá trình con làm, cha mẹ có thể quan sát, sau đó khuyên nhủ chứ không ép buộc.

Đừng cấm đoán trẻ một cách vô tội vạ.

Hãy yêu thương con trẻ bằng cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để giáo dục con nhé!

Cách ăn uống CẤM thực hiện khi trẻ bị tiêu chảy

Chuyện ăn uống của trẻ bình thường đã rất rắc rối nhưng với trẻ bị tiêu chảy, đây còn là vấn đề "sống còn".

TIN MỚI NHẤT