Răng sữa tưởng như vật vô dụng nhưng chúng có chứa tế bào gốc có thể cứu sống con người khi gặp bệnh nan y, nguy hiểm.
- TUYỆT CHIÊU giúp mẹ xoa dịu trẻ đang CÁU GẮT, QUẤY KHÓC hiệu quả ngay lập tức
- 99% bố mẹ dùng bông lấy ráy tai cho con nhưng không biết việc này NGUY HIỂM thế nào, đọc ngay để tránh
Khi trẻ tới tuổi thay răng, các bà mẹ thường có thói quen vứt đi chiếc răng sữa của con. Tuy nhiên, ít ai ngờ trong chiếc răng sữa tưởng chừng vô tác dụng ấy lại có chứa những thế bào gốc tuyệt diệu, có thể cứu nguy cho đứa trẻ nếu mắc phải căn bệnh hiếm gặp.
Theo các bác sĩ, một đứa trẻ đã tới độ tuổi thay răng sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa, nhưng chỉ 12 chiếc (6 răng cửa trên và 6 răng cửa dưới) có chứa tế bào gốc. Ở nước ngoài, việc lưu trữ răng của trẻ thường phổ biến hơn. Nhiều phụ huynh chịu bỏ ra số tiền lớn chỉ để lưu trữ máu cuống rốn và răng của trẻ.
Việc bảo quản các tế bào này có vai trò rất quan trọng, chúng có thể cứu mạng một đứa trẻ nếu chẳng may mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo như bệnh ung thư, bệnh tim, chấn thương tủy sống… trong tương lai.
Trước đó, vào năm 2003, kết quả từ công trình nghiên cứu của Tiến sĩ Songtao Shi chỉ ra rằng có khoảng 10 đến 20 tế bào gốc có giá trị trong một chiếc răng sữa. Nếu được lưu trữ, các tế bào gốc này có thể sống được khoảng 20 năm. Ngoài ra tế bào gốc trong răng sữa là một trong những tế bào gốc sinh nở nhanh và mạnh trong cơ thể con người được sử dụng để điều trị nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
Ngoài gợi ý cất giữ răng sữa của trẻ phòng các trường hợp khẩn cấp về sau, các bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh không nên tự ý nhổ răng cho trẻ. Bởi chỉ cần một sơ ý nhỏ cũng gây nguy hại cho bé, để đảm bảo an toàn cha mẹ nên đưa con tới phòng khám nha khoa, thường xuyên kiểm tra răng miệng cũng như nhổ răng sữa.
Răng sữa sẽ cứu con như thế nào?
Phân tích về khả năng dùng tế bào gốc để chữa bệnh, TS Quế cho biết khi cơ thể bị bệnh tức là có tế bào bị tổn thương. Lúc này tế bào gốc có thể phát huy 3 vai trò.
Một là thay thế, loại bỏ tế bào bệnh và thay thế bằng tế bào mới mạnh khỏe. Vì vậy, các bác sỹ sẽ tiến hành ghép tế bào gốc để thực hiện chức năng này nhằm chữa bệnh.
Tế bào gốc còn có chức năng sửa chữa làm trẻ hóa tế bào, giúp tế bào tổn thương lành lặn trở lại. Ngoài ra, một chức năng nữa là tân tạo mạch máu.
Bản chất, tế bào gốc là tế bào còn non trẻ, có khả năng tự thay mới mình và biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt khác để tạo nên các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể và thay thế cho các tế bào ở các mô, cơ quan bị mất đi do già và chết tự nhiên hoặc bị tổn thương vì các nguyên nhân khác.
Khi cơ thể trẻ, khỏe, các tế bào gốc là lực lượng dự trữ được huy động để tái tạo các tế bào bị tổn thương đó nên khả năng liền vết thương mạnh. Với các cơ thể già yếu thì lượng tế bào gốc cũng suy yếu nên không còn khả năng tự tái tạo dẫn đến các biểu hiện của tuổi già, suy các cơ quan hoặc không liền vết thương.
Vì thế dùng tế bào gốc trong điều trị chính là đưa vào cơ thể các tế bào non trẻ để có thể tạo ra các loại tế bào mới, mô mới nhằm bổ sung hoặc thay thế cho các tế bào và mô cơ quan bị tổn thương hay mất chức năng.
Lợi ích của việc chữa bệnh bằng tế bào gốc là cơ thể người bệnh sẽ không sinh ra phản ứng miễn dịch thải bỏ các tế bào này vì nó vốn là tế bào của cơ thể đó.