Nghiên cứu cho thấy, trẻ mắc bệnh này trước thời điểm 10 tuổi sẽ giảm 18 năm tuổi thọ, mắc ở giai đoạn 26-30 tuổi sẽ giảm 10 năm do biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ nên đề phòng sớm.
- Mẹ đau khổ khi nhìn con càng nuôi càng lùn, bất ngờ phát hiện ra chính thói quen này khiến con yêu chậm lớn
- Bé gái 6 tuổi bị thủng ruột, cơ thể tổn thương trầm trọng, mẹ hoảng hồn khi biết nguyên nhân là thứ ngày nào con cũng mang theo người
Một kết quả nghiên cứu mới đây phát hiện ra rằng, so với những người không mắc bệnh tiểu đường, nếu bé gái bị mắc tiểu đường trước thời điểm 10 tuổi thì tuổi thọ bình quân của nhóm người này bị rút ngắn 18 năm.
Trong điều kiện tương tự, nam giới sẽ bị cắt giảm tuổi thọ tới 14 năm, đồng thời, đối với những người trong độ tuổi từ 26-30 nếu phát hiện bị bệnh tiểu đường, số tuổi thọ của họ cũng giảm bình quân 10 năm so với những người không mắc bệnh.
Có thể nói, bệnh tiểu đường gây tổn hại đến cơ thể con người là rất lớn, do đó, chúng ta hãy nên sớm tìm hiểu bệnh tiểu đường có các mối nguy hiểm như thế nào để phòng tránh sớm.
1, Các biến chứng liên quan đến thận
Mối nguy hiểm của tiểu đường nằm ở chỗ nó sẽ gây ra chứng đường trong máu cao, huyết áp cao và cholesterol cao, sự vận hành không bình thường của cơ thể gây áp lực lên tiểu cầu thận khiến cho quá trình lọc cầu thận bị thay đổi chu trình tuần hoàn, chúng trở nên bất thường sẽ thúc đẩy sự phát triển và tiến triển của bệnh thận do tiểu đường.
Dấu hiệu sớm của bệnh này là xuất hiện chứng protein niệu, phù nề, suy thận tiến triển, chức năng thận suy giảm, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do bệnh tiểu đường.
2, Các biến chứng liên quan đến tim mạch, mạch máu não
Các biến chứng của bệnh tiểu đường tấn công vào hệ thống tim mạch và mạch máu não cũng được xem là một trong những nguyên nhân gây ra tử vong do bệnh tiểu đường.
Những dấu hiệu chủ yếu là xuất hiện triệu chứng xơ vữa hóa ở động mạch chủ, động mạch vành, động mạch não, và một loạt các tăng sinh mạch máu nhỏ nội mô của bệnh vi mạch do biến chứng từ bệnh tiểu đường.
Khi chức năng co giãn của mạch máu bị mất đi khả năng hoạt động bình thường, sẽ xuất hiện dấu hiệu tiểu cầu kết dính, mỡ máu lắng đọng trong thành mạch máu, tạo ra sự tăng đường huyết (đường trong máu cao), mỡ trong máu cao, độ nhớt máu tăng, cao huyết áp…
Đây là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ phát bệnh và tỉ lệ tử vong do tiểu đường ngày càng tăng lên.
3, Các biến chứng liên quan đến các bệnh cấp tính
Nguy cơ của bệnh tiểu đường còn bao gồm cả các biến chứng cấp tính rất có hại cho sức khỏe như nhiễm trùng tiểu đường, bệnh có tỷ lệ phát sinh cao, bệnh này là nguyên nhân làm bệnh kia trở nên nặng hơn và ngược lại, chúng tác động lẫn nhau nên phải điều trị cả 2 bệnh cùng lúc, rất phức tạp.
Những dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng dễ nhận biết nhất chính là các triệu chứng liên quan đến bệnh lao và viêm đường hô hấp, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng da.
Ngoài ra, sự nguy hiểm của biến chứng cấp tính này còn có thể dẫn đến chứng thẩm thấu tiểu đường, nguy hiểm ở chỗ, bệnh chủ yếu xảy ra ở nhóm người tuổi trung niên, một nửa trong số họ không có tiền sử tiểu đường.
Biểu hiện lâm sàng bao gồm mất nước nghiêm trọng, thỉnh thoảng bị tê liệt, hôn mê và có những biểu hiện lâm sàng khác dễ bị chẩn đoán nhầm là tai biến mạch máu não, tỷ lệ tử vong cao tới 50%.
4, Các biến chứng liên quan đến nhiễm độc lactic toan
Với biến chứng này, bệnh nhân có tiền sử bệnh tim, gan, thận, hoặc các triệu chứng bị sốc, nhiễm trùng, thiếu oxy máu, người nghiện rượu, người từng sử dụng thuốc hạ đường huyết liều cao, sẽ không có các triệu chứng cụ thể, tỷ lệ tử vong cao.
Ngoài ra, bệnh thần kinh do đái tháo đường là một trong những biến chứng mãn tính phổ biến nhất của bệnh tiểu đường, là nguyên nhân chính gây tử vong và tàn tật chủ yếu trong nhóm bệnh nhân tiểu đường.
Biến chứng bệnh thần kinh do đái tháo đường với bệnh thần kinh ngoại vi và thần kinh tự trị được xem là các biến chứng phổ biến nhất.
Tóm lại, những biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra những hiểm họa vô cùng lớn đối với sức khỏe, nếu như không có khả năng kiểm soát bệnh một cách lý tưởng, những biến chứng này sẽ ngày càng trở nên "hung dữ" hơn và không đoán biết được thời điểm nào chúng sẽ tấn công sức khỏe của bạn.
Vì vậy, theo các bác sĩ chuyên khoa tiểu đường, bạn cần phải đặc biệt chủ động và nghiêm túc trong việc điều trị, kết hợp với bác sĩ và thực hiện đúng các hướng dẫn trong điều trị.
Trong lối sống sinh hoạt và ăn uống hàng ngày cũng cần phải chú ý kiểm soát lượng đường ăn vào, hạn chế ăn đồ ngọt để ổn định lượng đường trong máu một cách hiệu quả nhất.