Trong quá trình nuôi dạy, một số hành vi của trẻ có thể khiến cha mẹ cảm thấy phiền toái, khó chịu. Nhiều cha mẹ cho rằng đó là những tật xấu nguy hại, ảnh hưởng đến tính cách của trẻ. Tuy nhiên, không phải tật xấu nào cũng là mối hiểm nguy mà đó có thể là dấu hiệu của việc trẻ sở hữu chỉ số IQ cao.
- Cảnh báo: Dấu hiệu cảnh báo bệnh cúm A/H1N1 trở nặng ở trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý
- Chăm sóc trẻ bị bệnh cúm mùa thế nào cho nhanh khỏi? Dấu hiệu cần đưa trẻ đến viện ngay
Bản chất của mọi đứa trẻ là hiếu động và nghịch ngợm, tuy nhiên cha mẹ không nên quá lo lắng mà chỉ cần có những biện pháp tiết chế vừa phải để có lợi cho sự phát triển của trẻ, con lớn lên thông minh và có tương lai tươi sáng hơn.
Con trẻ có 2 tật xấu này bố mẹ không nên kiểm soát vì đó có thể là biểu hiện của trẻ có IQ cao:
1. Nghịch ngợm
Từng có một trường hợp như thế này: Một bé trai bị lưu ban ở trường tiểu học đến tận 2 lần. Khi tìm hiểu, thành tích học tập của cậu hoàn toàn ổn, nguyên nhân chính là do điểm kỷ luật quá thấp, vì giáo viên thường trách phạt quan hệ với các bạn cùng lớp không tốt, cũng như tính cách có phần hơi nghịch ngợm của cậu bé đó.
Sau khi trao đổi với giáo viên, cha của cậu bé không những không nghiêm khắc trách phạt con, thay vào đó ông lại áp dụng phương pháp tích cực hơn.
Nhận thấy con có năng khiếu vẽ tranh, người cha đã bàn bạc với giáo viên để con được tham gia cuộc câu lạc bộ vẽ tranh của trường. Trong quá trình hoàn thiện những bức tranh, con kiềm chế được cảm xúc nhiều hơn và vui vẻ hơn. Kết quả là những bức tranh được bạn bè khen ngợi và giáo viên đánh giá rất cao. Con cũng thay đổi và trở nên ngoan ngoãn, nghe lời hơn, không còn nổi loạn như trước.
Những đứa trẻ tinh nghịch thường có khả năng thực hành rất mạnh mẽ, chúng không hài lòng với lối mòn tư duy cũ và thích khám phá những điều mới mẻ. Hầu hết những đứa trẻ như vậy có xu hướng ưa vận động và muốn đạt được mục tiêu của mình, chúng bộc lộ mong muốn thông qua hành động xé nát đồ vật hoặc quấy phá người khác.
Nếu con ở trong trường hợp như vậy, cha mẹ không cần quá lo lắng mà chỉ cần phạt nhẹ, bởi những đứa trẻ như vậy có chỉ số IQ cao hơn, gặp thời cơ thích hợp có thể phát triển như "cá gặp nước".
2. Quan tâm đến thể diện
Rất nhiều đứa trẻ rất giữ thể diện, mỗi ngày trước khi đi học đều phải ăn mặc chỉnh tề, gội đầu sạch sẽ, sấy tóc cẩn thận và tạo kiểu cho tóc thật tinh tế, không quên mang theo một số phụ kiện như kẹp tóc hoặc đồng hồ. Để kịp chuẩn bị những điều đó, trẻ có thể dậy sớm hơn mỗi ngày, vì thời gian mặc quần áo và chuẩn bị của nó không kém cha mẹ.
Nhiều bậc phụ huynh không thích điều này, cho rằng con có tính khoe khoang. Hoặc trong một số trường hợp, họ lo rằng con bận tâm đến thể diện quá mức sẽ trở nên tự cao, không thấu tình đạt lý.
Trong trường hợp này, phụ huynh tâm lý không nên chỉ trích con. Theo hướng tích cực, hành động này chỉ là con luôn quan tâm đến hình ảnh của bản thân trước mọi người, hoàn toàn không phải là điều xấu, vì vậy không cần phải quá gay gắt.
Khi con trẻ được sống bát, vui vẻ, được làm điều mình thích, trẻ càng có động lực để phát triển bản thân. Trên thực tế, điều này còn giúp trẻ xây dựng sự tự tin hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Trẻ biết rằng khi ngoại hình của mình chỉn chu sẽ được các bạn khác yêu mến. Khi có sự tự tin mạnh mẽ, trẻ sẽ dễ dàng học hỏi và hòa đồng với mọi người hơn.
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên giáo dục con như thế nào để con ngoan hơn?
1. Làm gương cho trẻ
Mỗi gia đình là một lớp học thu nhỏ, giáo dục tốt nhất nên bắt đầu từ gia đình, và cha mẹ nên là người giáo viên đầu tiên của con. Những điều cha mẹ dạy ở nhà không phải là kiến thức trong sách giáo khoa, mà là những gì thực tế nhất có thể áp dụng trong cuộc sống như cách đối nhân xử thế, hiếu thảo với cha mẹ, tôn trọng bạn bè, lương thiện và không sợ hãi.
2. Áp dụng hình thức thưởng - phạt phù hợp
Khi trẻ làm điều gì đó đúng đắn hay sai trái, phản ứng của cha mẹ sẽ có tính quyết định rất lớn đến việc con có lặp lại hành vi đó hay không. Trao phần thưởng sẽ khiến con hiểu được đâu là những hành vi tốt mà bạn khuyến khích con nên lặp lại. Những phần thưởng nên được trao ngay khi con có một thái độ, hay hành động đúng đắn.
Khi trẻ làm sai, con vẫn phải nhận những hình phạt thích đáng, nhưng không cần phạt quá nặng mà chỉ cần để trẻ có ấn tượng nhất định rằng làm sai sẽ bị phạt. Nhưng nhiều cha mẹ phạt con quá nặng, thậm chí dùng bạo lực, điều này chỉ kích động tâm lý nổi loạn của trẻ mà hoàn toàn không mang lại kết quả tốt.
Điều quan trọng nhất khi giáo dục con cái là chú ý đến phương pháp, nếu con bạn có 2 biểu hiện trên, cha mẹ không cần quá lo lắng mà hãy trò chuyện cởi mở với con.
Ngày nay quan niệm cha mẹ sinh con trời sinh tính đã không còn phù hợp nữa. Muốn con trở thành người như thế nào hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự nuôi dạy của bố mẹ, chỉ cần đúng phương pháp, con nhất định sẽ trở nên ưu tú, ngược lại nếu áp dụng sai có thể kìm hãm sự phát triển của trẻ.