Trẻ biếng ăn chậm tăng cân là nỗi sầu muộn của không ít bậc cha mẹ hiện nay. Và liệu có thuốc bổ giúp bé tăng cân hiệu quả, an toàn hay không?
- 7 thực phẩm vàng giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ, mẹ đừng quên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày
- Bé 3 tuần tuổi bỗng nhiên sùi bọt mép, mẹ hoảng sợ đưa con tới bác sĩ và biết được nguyên nhân bất ngờ
1. Cách xác định trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Có thể dựa vào các yếu tố sau :
- Thời gian bữa ăn của trẻ kéo dài trên 30 phút: Thông thường, bữa ăn của trẻ chỉ diễn ra trong khoảng 15-20 phút. Nếu bữa ăn kéo dài trên 30 phút, đây là dấu hiệu đầu tiên thể hiện bé có nguy cơ biếng ăn.
- Số bữa ăn và lượng thức ăn trẻ tiêu thụ mỗi ngày: Điều này còn phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ. Thông thường, trẻ 12-18 tháng tuổi cần ăn 3 bữa cháo/ngày, 500 ml sữa. Nếu trẻ ăn ít hơn lượng này thì được coi là biếng ăn.
- Trẻ thể hiện sự quấy rối trong bữa ăn: Khóc quấy, không há miệng khi được đút thức ăn, quay mặt đi, xua tay không ăn, ngậm thức ăn trong miệng rất lâu, không chịu ngồi một chỗ ăn.
- Trẻ nhẹ cân hơn so với chiều cao, cân nặng chuẩn: Cha mẹ có thể dựa vào Bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của WHO để đánh giá về mức độ chậm tăng cân của con mình.
2. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn chậm tăng cân
+ Trẻ biếng ăn do bị ốm, đặc biệt trẻ bị bệnh mãn tính dùng thuốc kéo dài.
+ Rối loạn tiêu hóa
+ Thức ăn chế biến không hợp khẩu vị của trẻ
+ Sai lầm khi chế biến thức ăn cho trẻ
+ Trẻ biếng ăn sinh lý
+ Trẻ biếng ăn do tâm lý của cha mẹ và người chăm sóc trẻ.
+ Trẻ biếng ăn do bị ép ăn, sợ ăn
+ Trẻ có thói quen ăn theo “hứng”, không có bữa cố định
+ Trẻ được nuông chiều, chỉ ăn những gì bé thích
+ Không tập trung ăn uống, vừa ăn vừa chơi.
+ Trẻ có thói quen ăn vặt
+ Không được tham gia cùng bữa ăn gia đình
3. Giải pháp cải thiện cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Để cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn dẫn tới chậm tăng cân, thấp còi cha mẹ cần tạo lập lại thói quen ăn uống đúng cách cho con trẻ bằng cách:
- Để con được đói: Chỉ khi trẻ thực sự đói trẻ mới thực sự thưởng thức đồ ăn một cách ngon lành. Hãy giãn cách hợp lý khoảng cách giữa bữa ăn chính và phụ. Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn vặt trong ngày, đặc biệt không ăn vặt khi đã sát giờ ăn chính.
- Thiết lập quy tắc bàn ăn trong gia đình: Cha mẹ cần đưa ra một số quy định cụ thể về việc ăn uống của trẻ cũng như của chính bố mẹ.
+ Khi ăn chỉ tập trung vào bữa ăn, không xem tivi, điện thoại, không vừa ăn vừa chơi.
+ Không kéo dài bữa ăn: Một bữa ăn chỉ nên diễn ra trong khoảng 20-30 phút. Nếu trẻ không chịu ăn và thể hiện sự chống đối trong bữa ăn, cha mẹ không nên cố ép con ăn bằng cách cho vừa ăn vừa chơi hoặc đi ăn rong. Việc này khiến thực phẩm không còn ngon, kém vệ sinh, bé ăn lại càng thêm chán. Bên cạnh đó, kéo dài giờ ăn khiến khoảng cách giữa cách bữa ăn bị thu hẹp, bé chưa kịp tiêu hóa và thấy đói đã phải tiếp tục ăn bữa tiếp theo.
+ Trong bữa ăn mọi người đều ăn uống vui vẻ. Kể cả khi trẻ không muốn ăn, cha mẹ cũng không nên đánh ép, mắng mỏ trẻ.
- Đa dạng thực đơn ăn uống hàng ngày: Trẻ biếng ăn đa số bị thiếu hụt các vitaminvà khoáng chất do chế độ ăn chưa phù hợp. Mỗi trẻ sẽ có nhu cầu và khẩu vị ăn uống khác nhau. Các mẹ cần dần dần tìm hiểu để tìm ra cách ăn hợp lý nhất cho con mình. Bên cạnh đó để bé thêm hào hứng trong mỗi bữa ăn, mẹ cần đầu tư để thực đơn đa dạng, trang trí món ăn thêm sinh động, hấp dẫn để cuốn hút bé vào bữa ăn.
Bên cạnh đó nhiều cha mẹ cũng băn khoăn, trẻ biếng ăn kéo dài hoặc "bé kém hấp thu dinh dưỡng phải làm sao?".
Bé kém hấp thu dinh dưỡng thực chất là do rối loạn tiêu hóa ở ruột non và quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất từ ruột vào máu qua các tế bào ở niêm mạc ruột bị trục trặc.
Khi trẻ biếng ăn, cha mẹ thường tìm kiếm rất nhiều biện pháp giúp trẻ tăng cân nhanh chóng. Và cách nhanh nhất là mua các loại thuốc bổ giúp bé tăng cân. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giúp trẻ hấp thụ thức ăn sẽ chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa còn non kém của trẻ, làm teo các nhung mao đường ruột. Do vậy, cha mẹ cần tìm hiểu tình trạng của con mình để lựa chọn loại thuốc bổ cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân phù hợp.
+ Thuốc giúp trẻ hấp thụ thức ăn: Nếu trẻ mắc các bệnh như gan, thận, tụy, thiểu năng khả năng tiết enzyme tiêu hóa, bệnh Celiac dẫn tới teo nhung mao đường ruột thì cần phải điều trị nội trú hoặc ngoại trú tích cực.
+ Men tiêu hóa: Nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa để trẻ mau liền các tổn thương đường ruột bằng men vi sinh, men tiêu hóa. Các loại men này có tác dụng cải thiện khẩu vị, tăng cảm giác đói và thèm ăn, nuôi dưỡng lợi khuẩn và giúp cân bằng hệ sinh sinh ở trong đường ruột. Từ đó, các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ được hấp thụ tối đa.
+ Sữa cao năng lượng: Trẻ em cần 110 kcal/ kg cân nặng/ ngày. Với tỷ lệ chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng là: 50% tinh bột - 30% chất béo - 20% chất đạm. Ngoài khẩu phần ăn hàng ngày, trẻ có thể uống thêm sữa để cải thiện tình trạng chậm tăng cân. Các loại sữa này thường có chứa chứa chất xơ tự nhiên FOS có tác dụng giảm nguy cơ táo bón, chướng bụng, đầy hơi. Đồng thời sữa cho trẻ biếng ăn còn rất giàu các loại vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch cho trẻ.
+ Thuốc bổ giúp trẻ tăng cân dạng cốm hoặc siro: Hiện nay các sản phẩm dạng này rất phổ biến. Thuốc có chứa thành phần gây thèm ăn cũng như bổ sung vitamin và khoáng chất để kích thích trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên tự ý mua các loại thuốc bổ cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân. Nếu trẻ đã bị biếng ăn kéo dài cần được thăm khám của chuyên gia dinh dưỡng và kê đơn thích hợp. Việc sử dụng thuốc bổ kéo dài khiến trẻ lệ thuộc vào thuốc. Khẩu vị hay cảm giác thèm ăn tự nhiên bị mất đi khiến quá trình tiêu hóa càng thêm khó khăn.