Trẻ bị tay chân miệng: Nên và không nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi

Chăm sóc con 26/06/2018 16:45

Tay chân miệng là căn bệnh theo mùa phổ biến ở trẻ nhỏ. Trong giai đoạn đầu, bệnh sẽ khỏi trong vòng 1 tuần nếu cha mẹ phát hiện sớm, đưa trẻ đi khám kịp thời đồng thời biết những việc nên và không nên kiêng khi chăm sóc con.

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là căn bệnh phổ biến ở trẻ em do nhóm virus cấp tính đường ruột Coxsackie A16 và EV17 gây nên. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi với 4 cấp độ bệnh từ nhẹ đến nặng. Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 có thể được theo dõi và chăm sóc tại nhà, không cần nhập viện.

Chia sẻ với Phụ nữ sức khỏe, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết trẻ bị bệnh tay chân miệng sẽ có dấu hiệu bỏ ăn, sốt, chảy dãi, cảm thấy đau miệng khi nói. Thời gian 1, 2 ngày sau khi sốt, một số bộ phận trên cơ thể trẻ (lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông, gối…) sẽ bắt đầu nổi mụn nước. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi nghi ngờ con mắc bệnh tay chân miệng.

Trẻ bị tay chân miệng: Nên và không nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi - Ảnh 1
Lòng bàn tay và bàn chân trẻ sẽ nổi mụn nước khi mắc bệnh tay chân miệng - Ảnh minh họa: Internet

Bệnh chuyển sang cấp độ nặng thứ hai khi trẻ sốt liên tục trên 39 độ C hơn 2 ngày, uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm. Trẻ có triệu chứng nôn ói hoặc liên tục có cảm giác buồn nôn. Ở cấp độ 3, trẻ có biểu hiện giật mình chới với, ngủ không sâu, không đi vững, tay chân yếu ớt, người run rẩy. Khi chuyển sang cấp độ 4, bệnh quá nặng, trẻ có dấu hiệu thở mệt, da nổi hoa, không sờ thấy mạch hoặc mạch đập quá nhanh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em cần kiêng gì?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, 90% trẻ bị tay chân miệng sẽ khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày. Đến ngày thứ 4 phát bệnh nếu trông trẻ tươi lên, không giật mình, không sốt cao thì sẽ nhanh bình phục.

Trong chế độ chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, bác sĩ Trương Hữu Khanh lưu ý các bậc cha mẹ nên kiêng cho ăn các thực phẩm nóng, thực phẩm cay hoặc chua. Chúng sẽ khiến vết loét thêm trầm trọng và đau đớn hơn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần lưu ý:

Trẻ bị tay chân miệng: Nên và không nên kiêng gì để bệnh nhanh khỏi theo hướng dẫn của bác sĩ Nhi - Ảnh 2
Cha mẹ không nên kiêng việc tắm rửa khi trẻ bị tay chân miệng - Ảnh minh họa: Internet

- Không nên kiêng cữ việc tắm rửa khi trẻ mắc bệnh vì có thể dẫn đến hiện tượng ngứa ngáy do cơ thể không được làm sạch. Cha mẹ nên tắm rửa cho trẻ bình thường, các mụn nước sẽ dần khô lại một cách tự nhiên.

- Không cần bôi thuốc xanh lên các vết loét vì trên thực tế chúng không mang lại hiệu quả điều trị. Ngược lại, bác sĩ sẽ không thể chẩn đoán được tình trạng của mụn nước.

- Nếu trẻ không bị loét miệng nhiều, không dẫn tới bội nhiễm thì không cần thiết sử dụng kháng sinh.

Cha mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ nổi quá nhiều mụn nước. Mụn nước nổi nhiều bệnh sẽ nhẹ hơn nổi ít. Khi trẻ chán ăn, đau họng do vết loét có thể dùng dung dịch thuốc Grangel (thuốc trị bệnh dạ dày) cho vào ngăn mát tủ lạnh. Sau đó, cho trẻ ngậm hoặc chấm vào vết loét sẽ nhanh hết đau, bác sĩ Khanh thông tin. 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: 6 việc mẹ cần làm tại nhà để bé nhanh khỏi

Bệnh chân tay miệng có 2 thể nặng và nhẹ. Với thể nhẹ, bố mẹ có thể chăm sóc cho con tại nhà khi có tổn thương ở da đi kèm sốt nhẹ hoặc không kèm sốt.

TIN MỚI NHẤT