Trẻ bị ho ư? mẹ đừng quá lo lắng hãy làm theo những hướng dẫn dưới đây nhé.
- Hôn trẻ nhiều có thể lây vi khuẩn gây ung thư
- Đây chính là thủ phạm khiến trẻ thiếu ngủ, mệt mỏi, học kém… mà rất nhiều bố mẹ vẫn vô tư cho con dùng
Thời tiết lạnh là thời điểm mà trẻ dễ mắc bệnh hơn so với người lớn, do sức đề kháng của trẻ kém. Sốt viêm họng, viêm hô hấp là những căn bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ trong thời điểm chuyển mùa, với những loại bệnh này bác sĩ thường hay cho trẻ uống kháng sinh để nhanh khỏi.
Tuy nhiên, với trường hợp các bé chỉ cảm sốt, ho, sổ mũi thông thường, các mẹ hoàn toàn có thể thể tự chữa cho trẻ tại nhà. Bên cạnh các phương pháp Tây y, có những bài thuốc dân gian hiệu quả, trị dứt ho nhanh chóng. Mẹ có thể tham khảo để làm cho bé nhé.
Chữa ho cho bé bằng cam nướng
maxresdefault
Cam chứa một lượng lớn vitamin C có tác dụng làm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, đồng thời khả năng chống và kháng bệnh cũng được nâng cao một cách rõ rệt. Bên cạnh đó các hoạt chất trong loại dược liệu này còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn đang xâm nhập, lây lan và phát triển một cách mạnh mẽ.
Nguyên liệu: 1 trái cam tươi màu vàng
Cách thực hiện:
Cam mang đi rửa thật sạch (tốt nhất mẹ nên ngâm cam vào nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Điều này sẽ giúp làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn gây hại). Sau đó vớt cam ra ngoài và để ráo nướcCho cam đã rửa vào lò vi sóng hoặc có thể dùng giấy bạc cuộn cam và nướng trực tiếp trên bếp lửa. Để cam nguội bớt sau đó bóc lấy phần vỏ cho bé ănMẹ kiên trì dùng phương pháp chữa ho cho bé bằng cam nướng mỗi ngày đến khi bệnh ho của bé thuyên giảm hẳn.Lá húng chanh lợi phế, thông cổ
Lá húng chanh có vị hơi chua, the cay, dễ trồng. Lá húng chanh có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ.
Cách làm thuốc đơn giản. Các mẹ chỉ cần hái một nắm lá húng chanh, rửa sạch, mang thái nhỏ. Sau đó, cho vào chén, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong mang đi hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm điện hấp. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần.Trị ho bằng lá hẹ và đường phèn
Chọn khoảng 5-10 lá hẹ và một ít đường phèn. Tất cả cho vào bát, rồi mang hấp cách thủy. Sau đó bỏ xác lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa. Cách này được các mẹ hay dùng vì khá đơn giản và hiệu quả.
Quất xanh chữa ho nhiễm lạnh
Dùng quất xanh hấp đường phèn hoặc mật ong sẽ có tác dụng chữa ho do nhiễm lạnh.
Cách thực hiện: 2-3 quả quất xanh, rửa sạch, cắt ngang, để nguyên cả vỏ và hạt. Mang quất trộn với đường phèn hoặc mật ong rồi hấp cách thủy đến khi quất chín. Lưu ý là dằm cả vỏ, bỏ hạt, để nguội cho trẻ uống nhiều lần trong ngày. Đối với hạt của quất xanh các mẹ không nên bỏ đi vì nó có tác dụng làm tiêu đờm và ấm thanh quản khi trẻ bị ho. Mùi vị quất có thể hơi khó uống đối với trẻ nên khi cho trẻ uống có thể cho thêm ít đường.
Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá
Rau diếp cá và nước vo gạo là vị thuốc quý, lành tính có tác dụng đặc trị ho. Tuy nhiên vì rau diếp có vị tanh nên đa phần bé sẽ không hợp tác với mẹ. Một chiêu nhỏ sẽ giúp các mẹ làm giảm vị tanh của rau diếp chính là đun sôi thì vị tanh kia sẽ mất và rất dễ uống.
Cách thực hiện: Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, mẹ chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống.
Mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần. Nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ để thuốc phát huy tác dụng.
Cây xương sông trị tiêu đờm, viêm thanh quản
Cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản.
Cách thực hiện: Nên sử dụng lá non xương sông non kết hợp với lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ, cho thêm ít đường, hấp cách thủy và trẻ uống nhiều lần trong ngày. Mùi vị cây xương sông rất dễ uống.
Một số lưu ý khi chữa ho cho trẻ
- Khi trẻ bị sốt, ho, sổ mũi cơ thể bé dễ mất nước cho nên các mẹ cần cho con uống thật nhiều nước để bù lượng nước đã mất. Cho trẻ ăn thức ăn loãng như cháo, súp, uống sữa thay thức ăn khô.
- Trẻ khóc liên tục, tiếng kêu the thé. Xuất hiện các biểu hiện buồn nôn, ói mửa, khó thở hoặc thở dồn dập. Đặc biệt nếu xuất hiện phát ban cần đưa trẻ đi khám ngay.
- Riêng với các bé bị ho nhưng không sốt cũng có thể áp dụng cách thoa dầu nóng ngay dưới gan bàn chân tại huyệt dũng tuyền và đi tất thật ấm khi ngủ thì triệu chứng ho sẽ giảm hẳn sau 2-3 lần.
- Hạn chế cho cho bé ăn thức ăn có vị chua, thực phẩm cay nóng. Bởi những loại thực phẩm này đều có khả năng gây viêm nhiễm và gây tổn thương nặng tại vùng cổ họng. Đồng thời chúng còn làm tăng nhanh lượng đờm tiết ra ngoài, việc chữa ho cũng vô cùng phức tạp.
- Cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết trở lạnh, mùa đông kéo dài. Đặc biệt là vùng họng, cổ tay và cổ chân
- Mẹ nên cho bé uống nhiều nước lọc mỗi ngày
- Cho bé ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước ép trái cây để cung cấp đa dạng các loại vitamin. Điều này sẽ giúp làm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé, khả năng chống và kháng bệnh cũng được cải thiện
- Ăn nhiều thịt, cá, trứng, sữa, thực phẩm chứa nhiều chất sắt, chất đạm, protein…
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý. Điều này sẽ giúp làm sạch họng, kháng viêm, kháng khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây hại một cách mạnh mẽ. Đồng thời các hoạt chất trong muối sẽ giúp làm dịu đi những cơn đau rát cổ họng và giảm ho nhanh chóng.