Trẻ 2 tháng tuổi: Quá trình phát triển và cách chăm sóc bé

Chăm sóc con 02/06/2019 13:00

Trẻ 2 tháng tuổi chăm sóc đỡ vất vả hơn so với lúc mới sinh. Các mốc phát triển của bé 2 tháng tuổi cùng cách chăm sóc, bệnh thường gặp ở trẻ các bố mẹ nên nắm được.

Mốc trẻ 2 tháng tuổi đánh dấu những thay đổi lớn trong quá trình phát triển của bé từ lúc được sinh ra. Khi được 2 tháng thì việc chăm sóc trẻ cũng trở nên nhẹ nhàng hơn so với lúc vừa sinh và 1 tháng tuổi. Lúc này, bé đã có những biểu hiện rõ nét trên mặt như cười, cựa quậy nhiều khi nghe thấy tiếng của mẹ. Các bố mẹ hiểu được quá trình phát triển của bé 2 tháng tuổi cùng cách chăm sóc phù hợp sẽ giúp con của tăng trưởng tốt và khỏe mạnh hơn.

Trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì: Những mốc phát triển thú vị

Rất nhiều bố mẹ thắc mắc không biết trẻ 2 tháng tuổi biết làm gì? Quá trình phát triển của trẻ giai đoạn tháng thứ 2 có nhiều thay đổi, cụ thể như sau:

- Thân hình: Bé cứng cáp hơn so với khi 1 tháng. Tay và chân đã biết cử động và đạp mạnh mẽ. Người bé cũng rướn lên mỗi khi bé thích.

- Trí não phát triển mạnh: Bé 2 tháng tuổi đã nhận được ra mẹ, có những biểu hiện phấn khích như đạp tay, chân mạnh mẽ, thích thú. Bé cũng biết khám phá thế giới xung quanh, nhìn theo hướng đồ vật mà bé thích.

- Thính giác phát triển: Khi trẻ được 2 tháng tuổi đã bắt đầu có những phản ứng với âm thanh. Bé thích thú với những nơi có tiếng động và thường hướng mắt theo những đồ vật có thể phát ra tiếng động. Vì vậy, các bố mẹ có thể treo những đồ vật có phát âm thanh nhỏ ở 2 bên nôi của trẻ, để trẻ tự chơi.

- Ngôn ngữ: Giai đoạn 2 tháng tuổi bé chưa biết nói nhưng ngôn ngữ cũng đã bắt đầu hình thành. Bé sẽ la lên mỗi khi thích thú kèm theo đập tay, chân mạnh. Các bố mẹ có thể nói chuyện với bé thường xuyên, bé giai đoạn này cũng biết “hóng chuyện” và phản ứng thích thú.

- Phun nước bọt: Giai đoạn này kèm theo những hành động đập chân tay thì bé cũng hay phun nước bọt phì phèo giống như những chú cua hay làm.

- Thị giác hình nhành: Tuy chưa thật sự phân biệt được nhiều nhưng bé cũng đã bước đầu nhận ra sự thay đổi xung quanh, nhìn theo hướng có chuyển động. Khi 2 tháng bố mẹ có thể bế bé ngồi và nói chuyện cũng như để bé khám phá những chuyện động xung quanh mình.

- Bé 2 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg: Trẻ 2 tháng tuổi cân nặng trung bình đạt 4,5 - 6kg và tăng trưởng về cân nặng rất nhanh. Các bố mẹ nên tham khảo thêm bảng cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn để biết các chỉ số cần thiết cho sự phát triển của con mình nhé!

- Tăng trưởng về chiều dài/cao: Chiều dài/cao của bé 2 tháng cũng phát triển nhanh. Chiều dài trung bình của bé mới sinh đạt khoảng 45 - 55cm, khi được 1 tháng bé trai cao khoảng 56 - 64cm, bé gái cao khoảng 52 - 55cm. Khi được 2 tháng tuổi bé sẽ cao/dài thêm khoảng từ 2 - 4 cm.

- Vòng đầu, ngực, cánh tay thay đổi: Khi mới sinh vòng đầu của bé khoảng 32 - 34cm, khi 1 tuổi đạt 44 - 46cm. Vòng ngực khi mới sinh khoảng 30 - 31cm, khi được 6 tháng sẽ đuổi kịp vòng đầu. Vòng cánh tay khi đủ 1 tháng tuổi đạt 11cm và khi được 1 tuổi sẽ là khoảng 15,5cm. Khi trẻ được 2 tuổi kích thước thay đổi không quá nhiều nhưng trẻ cũng đã cứng cáp hơn.

- Trẻ 2 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ: Giai đoạn 2 tháng này bé vẫn cần rất nhiều thời gian để ngủ, tùy vào mỗi bé sẽ có tổng thời gian ngủ trung bình từ 9 - 18 giờ. Trẻ 2 tháng thường ngủ mỗi giấc dài từ 1 - 3 giờ. Bé thường có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến 1 giờ sau ăn.

Trẻ 2 tháng tuổi: Quá trình phát triển và cách chăm sóc bé - Ảnh 1

Bé 2 tháng tuổi đã có những bước phát triển rõ rệt hơn khi mới sinh. Ảnh minh họa

Một số sự bất thường cần lưu ý khi bé 2 tháng tuổi

Khi bé được 2 tháng tuổi các mẹ hãy chú ý theo dõi sự phát triển của trẻ đồng thời theo dõi chỉ số chiều cao, cân nặng, ghi chép lại thành một nhật ký phát triển tiện theo dõi. Và khi phát hiện trẻ có những biểu hiện sau đây cần chú ý:

- Bé bỏ bú, hoặc bú ít, không tăng cân. Giai đoạn 2 tháng tuổi là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, nếu phát hiện bé không tăng cân hoặc cân nặng quá thấp so với chỉ số trung bình thì đó là dấu hiệu tăng trưởng chậm.

- Bé được 2 tháng nhưng không có biểu hiện nhận diện được khuôn mặt của mẹ, không có biểu hiện phấn khích, đập tay chân khi nhìn thấy mẹ.

- Bé không có biểu hiện nghe thấy hoặc không theo dõi những chuyện động, tiếng động xung quanh bé hoặc ngón tay của bé chỉ di chuyển được theo chiều ngang.

- Em bé không có dấu hiệu ngẩng lên được kể cả khi bạn đang bế chúng.

Đó là những dấu hiệu bất thường trong quá trình phát triển bé 2 tháng tuổi mà các bố mẹ cần chú ý. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để có những chẩn đoán và xử lý kịp thời.

Chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi đúng cách giúp bé tăng trưởng tốt

Để bé có thể tăng trưởng và phát triển tốt thì quá trình chăm sóc bé rất quan trọng. Sau đây là những điều cần chú ý trong quá trình chăm sóc bé:

1. Bố mẹ nên làm gì khi bé được 2 tháng?

Khi bé được 2 tháng tuổi thì bố mẹ cũng cần có những chú ý sau đây:

- Theo dõi sự phát triển của bé bằng một nhật ký trong đó chú ý tới từng biểu hiện của trẻ, trẻ ăn, ngủ cũng như những phát triển cảm xúc của bé.

- Chú ý thực hiện đầy đủ các lịch kiểm tra sức khỏe cho bé, tiêm chủng…

- Chuẩn bị tâm lý, trang bị những kiến thức về bệnh của trẻ cũng như cách chăm sóc phù hợp nhất.

- Bố mẹ cũng nên học thêm những bài hát ru để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn sau này.

2. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ

Trong tháng thứ 2, giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài hơn, mẹ hãy chú ý theo dõi. Bên cạnh đó bé cũng sẽ có dấu hiệu buồn ngủ vào cuối cữ bú sữa hoặc 30 phút sau bú. Thời gian ngủ trung bình của mỗi bé là khác nhau, có bé cần 18 giờ nhưng có bé chỉ cần khoảng 15 giờ nên bố mẹ cần theo dõi để cho bé ngủ phù hợp.

Phòng ngủ của bé cần thông thoáng, sạch sẽ, không có mùi hôi sữa, mùi khai của nước tiểu. Chăn gối nên là những loại có chất liệu tốt, thấm hút tốt, mềm mại và êm dịu với da của bé.

3. Chế độ dinh dưỡng của bé

Bé 2 tháng tuổi không ăn dặm cũng như bất cứ đồ ăn nào bởi hệ tiêu hóa của bé còn đang rất non nớt. Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và đối với những bé ăn sữa công thức cũng cần tuân thủ đúng liều lượng.

Bé được 2 tháng đã có thể tự mình cảm thấy đói nhưng vẫn chưa thật sự biết tỉnh dậy để bú vì vậy cứ sau 2 - 3 giờ mẹ nên đánh thức bé dậy bú. Mẹ nên cho bé bú đều cả 2 bầu ngực, bú hết 1 bầu rồi chuyển sang bầu bên kia.

Giai đoạn này bé có thể vẫn cần bú đêm, cứ khoảng 5 - 6 giờ nên cho bé bú 1 lần.

Nuôi con bằng sữa mẹ rất tốt cho sức đề kháng của trẻ và mẹ cũng chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, các loại thực phẩm chứa đạm, protein… để trẻ hấp thụ đủ chất và phát triển tốt hơn.

4. Chuẩn bị với biểu hiện tính tình của bé

Khi được 2 tháng bé thường hay cáu gắt, khóc nhiều. Nhưng bố mẹ đừng quá lo lắng, đây là biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của bé. Những lúc như vậy mẹ chỉ cần vỗ về, âu yếm bé, làm cho bé dễ chịu là được.

5. Chú ý lịch tiêm chủng và chăm sóc bé

Khi 2 tháng bé bắt đầu có những mũi tiêm. Hãy quan sát những biểu hiện của bé để nói với chuyện viên y tế. Đồng thời khi tiêm xong có nhiều bé có thể bị sốt, bú ít...làm nhiều bố mẹ lo lắng. Thường vấn đề này chỉ kéo dài 1 - 2 ngày thậm chí là 3 ngày là dừng nhưng nếu lâu hơn thì bố mẹ cần đưa bé đi gặp bác sĩ.

6. Chăm sóc sự phát triển các giác quan của trẻ

- Thị giác: Bé đã có những phản ứng với đồ vật vì vậy các bố mẹ có thể mua những đồ chơi treo ở 2 bên nôi cho bé chơi, nhìn theo. Bố mẹ cũng nên bế bé ở tư thế giúp bé dễ dàng khám phá thế giới xung quanh.

- Thính giác: Lúc này bé cũng đã nghe được âm thanh vì vậy bố mẹ hãy hát ru bé, hãy trò chuyện cùng bé để tăng thêm tình cảm cũng như giúp trí não bé phát triển tốt hơn.

7. Chú ý giữ an toàn cho bé

Nếu nhà có nuôi thú cưng không nên để chúng tới gần bé, không nên để lông thú bay khắp phòng bé ảnh hưởng hệ hô hấp của bé sau này. Không nên để bé ở nơi khó quan sát, đồ chơi của bé chỉ nên dùng những loại tròn mềm, không bong ra khi bé liếm vào.

8. Trò chuyện cùng bé để phát triển khả năng ngôn ngữ

Bé đã bắt đầu nghe được, bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện với bé để tâm trạng bé được vui vẻ và đồng thời cũng giúp bé tăng khả năng phát triển ngôn ngữ.

9. Chống hăm tã cho bé

Hăm tã rất thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, với bé 2 tháng bố mẹ nên thay tã từ 8 - 10 lần mỗi ngày. Bé sơ sinh từ 0 - 2 tháng tuổi thường làm ướt tã trung bình từ 4 - 6 miếng tã trở lên vì vậy bố mẹ chú ý thay tã thường xuyên. Không để bé bị ướt, bị dính phân...đảm bảo vệ sinh và phòng tránh được hăm tã cho bé. Khi bé bị hăm tã nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xử lý.

Trẻ 2 tháng tuổi: Quá trình phát triển và cách chăm sóc bé - Ảnh 2

Chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi đòi hỏi bố mẹ cần có những kiến thức tổng quát. Ảnh minh họa

Một số bệnh thường gặp ở trẻ 2 tháng tuổi và cách xử lý

Giai đoạn trẻ sơ sinh cũng thường hay mắc phải một số chứng bệnh mà bố mẹ nên biết cách xử lý phù hợp đảm bảo con phát triển tốt nhất.

1. Bé hắt hơi

Được 2 tháng bé thường hắt hơi rất nhiều, đường hô hấp non nớt của bé rất dễ mẫn cảm với các chất kích thích, bụi bẩn có trong không khí. Hãy đảm bảo môi trường của bé luôn sạch sẽ, thoáng và không có bụi bẩn, chất kích thích hay lông chó mèo. Nếu bé ngạt mũi các bố mẹ có thể sử dụng nước nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên hãy tuân thủ đúng cách sử dụng và thời gian sử dụng. Nếu tình trạng bé bị ngạt mũi, hắt hơi quá nhiều cần đưa bé đi gặp bác sĩ kiểm tra và nên vệ sinh lại nơi bé ở.

2. Bé bị tưa miệng

Nếu thấy trong miệng bé có những mảng trắng ở bên trong má và lưỡi không dễ dàng lau đi thì có thể bé bị tưa miệng. Bệnh này do một loại nấm có tên Candida albican gây nên. Bệnh có nhiều nguyên nhân như do thuốc kháng sinh hay bé bị nhiễm virus...Bố mẹ nên đưa bé đi khám để các bác sĩ chẩn đoán tình trạng, đưa cách xử lý phù hợp nhất.

3. Mụn ở trẻ sơ sinh 2 tháng

Bé 2 tháng có thể bị mụn trứng cá, mẩn đỏ, bong tróc ở mặt, lưng, chân tay và thậm chí toàn thân. Bé sơ sinh thường hay bị khô da bố mẹ có thể sử dụng thêm một số kem dưỡng ẩm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cũng nên giữ không khí luôn dịu mát. Nếu tình trạng mụn của bé nhiều và bố mẹ lo lắng thì bất cứ lúc nào cũng nên đưa bé đi khám bác sĩ.

4. Bé bị trào ngược dạ dày

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh xảy ra khi thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản gây nôn, trớ. Trào ngược ở trẻ sơ sinh là một hiện tượng sinh lý thường gặp, vùng cơ vòng thực quản dưới chưa hoàn thiện nên bị giãn ra thường xuyên trong khi dạ dày bé, bé bú sữa thường hay nằm, bú quá no gây nên hiện tượng này.

Cách xử lý rất đơn giản, mẹ nên chia nhỏ bữa bú, tránh để bé bú quá no. Ngoài ra bố mẹ cũng không nên quấn tã quá chặt, không bế xốc mạnh bé sau cữ bú.

Nếu hiện tượng này xảy ra quá nhiều kèm theo những dấu hiệu như bé chậm tăng cân, rối loạn giấc ngủ, nôn ra máu, viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần… thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay.

5. Tắc nghẽn ống dẫn nước mắt

Bé bị chảy nước mắt nhiều kèm theo ghèn nhưng mắt không bị đỏ hay kích thích, dịch mờ đục hoặc có màu vàng trong nước mắt thì đó là dấu hiệu của tắc nghẽn ống dẫn nước mắt.

Nếu bé bị chảy nước mắt nhiều kèm theo mắt bị đỏ hoặc kích thích thì có thể là do bị nhiễm trùng, dị ứng, chấn thương…

Dù và trường hợp nào thì bố mẹ cũng nên đưa bé đi gặp bác sĩ để có được chẩn đoán và xử lý phù hợp nhất.

6. Trẻ sơ sinh bị ho

Bé ho nhiều và thường xuyên do nhiều nguyên nhân như bị cảm lạnh, bị bệnh hen suyễn, viêm phế quản...Đối với hiện tượng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho bố mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ, không tự xử lý tại nhà rất nguy hiểm.

7. Trẻ 2 tháng tuổi ngủ hay vặn mình, gồng mình

Hiện tượng này rất bình thường và hay gặp. Nếu bé không có những biểu hiện như sốt, quấy khóc, bỏ bú, tụt cân...thì mẹ chỉ cần vỗ về bé, nới lỏng tã bỉm của bé, để bé ngủ thoải mái, không gian thông thoáng.

Nếu bé hay gồng mình, vặn mình kèm theo nôn, trớ, sốt, bỏ bú, tụt cân...thì đưa bé tới gặp bác sĩ ngay.

8. Bé sơ sinh 2 tháng bị nấc cụt

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh rất hay gặp và cho tới nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Biểu hiện nấc cụt ở trẻ thường vô hại và sẽ mất đi khi bé lớn lên.

Nhưng nếu bé nấc cụt kèm theo nôn, trớ, trằn trọc khó ngủ, hay giật mình, đổ mồ hôi nhiều và chậm lên cân...thì rất đáng lo ngại, cần đưa đi gặp bác sĩ.

Trong quá trình phát triển của trẻ 2 tháng tuổi cũng sẽ xảy ra nhiều những thay đổi hoặc gặp các chứng bệnh. Các bố mẹ nên trang bị thêm những kiến thức cần thiết cho quá trình chăm sóc bé được tốt hơn.

4 loại trái cây cha mẹ nên cho trẻ ăn thường xuyên, vừa giúp tăng khả năng miễn dịch vừa tốt cho mắt

Cha mẹ nên cho con ăn hoa quả đều đặn bởi chúng rất tốt cho sức khỏe của trẻ, đặc biệt là 4 loại quả dưới đây bởi những công dụng tuyệt vời của chúng.

TIN MỚI NHẤT