Có một số thực phẩm nếu cho con dùng chung khi ăn trứng có thể khiến bé bị nôn mửa, thậm chí trúng độc.
Trứng gà là một trong những thực phẩm quen thuộc nên nằm trong chế độ dinh dưỡng của trẻ sơ sinh trong độ tuổi ăn dặm và trẻ nhỏ. Nó được đánh giá là một trong những món dễ ăn và đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặc biệt là phát triển trí thông minh.
Thành phần dinh dưỡng của trứng gà bao gồm các chất như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi khác.
Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng tương quan với nhau rất thích hợp và cân đối: Chất đạm có đầy đủ các loại axit amin. Cả trong lòng đỏ và lòng trắng trứng đều có chất Biotin (vitamin B8), tham gia vào chu trình sản xuất năng lượng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Một số nguyên tắc khi cho trẻ ăn trứng gà:
- Chỉ nên cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên ăn trứng và chỉ nên cho ăn lòng đỏ vì hệ thống tiêu hóa của bé phát triển còn chưa hoàn thiện, thành ruột rất mỏng, tính thẩm thấu rất cao. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể gặp trường hợp dị ứng với trứng gà, thậm chí là phát ban thể nặng.
- Trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi mỗi ngày chỉ ăn một lòng đỏ trứng gà.
- Trẻ từ 18 - 24 tháng có thể cách một ngày ăn một quả trứng gà (cả lòng đỏ và trắng).
- Trẻ từ 2 tuổi trở lên cũng chỉ mỗi ngày ăn một quả.
Những thực phẩm không nên cho con ăn chung với trứng gà:
Đường
Hàm lượng protein axit amin fructose trong trứng khi tiếp hợp với lysine có ở đường sẽ làm cơ thể khó hấp thu chất, tạo ra các hiệu ứng y tế bất lợi.
Vì thế, không nên cho con ăn món trứng luộc chấm đường hoặc trứng kho với nước kẹo thắng từ đường.
Một số loại thịt như thịt ngỗng, thịt thỏ, thịt rùa, óc lợn
Trứng thuộc cùng nhóm thực phẩm có tính hàn với thịt thỏ, thịt ngỗng, những thực phẩm này đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học. Khi ăn kết hợp chúng với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Ngoài ra nếu ăn trứng cùng lúc với thịt rùa có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.
Quả hồng
Ăn hồng ngay sau khi ăn trứng là một trong những nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột cấp tính với triệu chứng như nôn ói sau 1-2 giờ ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Trong trường hợp con bị ngộ độc nên cho uống một chút nước muối gừng pha loãng để ổn định hệ thống đường ruột sau đó đưa cấp tốc đến bệnh viện.
Sữa đậu nành
Rất nhiều mẹ thường chuẩn bị bữa sáng cho con bằng món ăn với trứng và một cốc sữa đậu nành. Tuy nhiên khuyến cáo của các chuyên gia sức khỏe nhi rằng khi kết hợp trứng và sữa đậu nành có thể khiến quá trình phân hủy protein trong trứng bị cản trở và làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein.
Ngoài ra, trong sữa đậu nành có protidaza gây kìm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng tiêu hóa.