Cho bé ăn như thế nào là hợp lý và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi hiệu quả nhất sẽ được giới thiệu trong bài viết này.
- Sai lầm khi chế biến đồ ăn cho bé khiến con càng ăn càng còi cọc
- Sai lầm của cha mẹ khiến con mắc bệnh sởi trầm trọng
Nội dung bài viết
Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Những món cháo phổ biến trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
Chăm con thật sự không hề đơn giản, đặc biệt là bữa ăn giấc ngủ của con yêu. Mỗi độ tuổi, con có một chế độ ăn uống khác nhau phù hợp với thể trạng và sự phát triển. Dưới đây chính là thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cha mẹ có thể tham khảo.
Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Hiện nay, hầu hết các mẹ đều không cho con ăn dặm theo cách truyền thống nữa mà thường áp dụng theo thực đơn ăn dặm blw cho bé 10 tháng hoặc ăn dặm kiểu Nhật. Có một điểm chung giữa 2 phương pháp này đó chính là mẹ để cho bé tự giác ăn, cố gắng tạo ra cho con những bữa ăn hấp dẫn và đẹp mắt nhất. Từ đó tạo cho con hứng thú ăn uống. Con muốn ăn thì con sẽ ăn, con muốn dừng thì con sẽ dừng, ba mẹ tôn trọng quyết định của con.
Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, bé đang dần dần hoàn thiện về cả thể chất lẫn tư duy, bé sẽ hiếu động hơn, biết nhiều hơn đặc biệt là quan sát. Chính vì thế ngoài việc tạo thói quen ăn uống khoa học thì mẹ phải đảm bảo đầy đủ các bữa ăn trong ngày cho con như sau:
3 bữa ăn chính ( bột, cháo hoặc cơm nhão)
2 bữa ăn phụ ( trái cây, sữa chua, hoặc váng sữa)
Bú sữa mẹ ( hoặc uống sữa ngoài tầm 600ml)
Trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo có đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng dưới đây: Tinh bột; chất đạm; chất béo; vitamin và khoáng chất. Mỗi bữa không nên ép bé ăn quá nhiều vì dạ dày bé còn nhỏ và hệ tiêu hóa của bé cũng chưa hoàn toàn hoàn thiện. Cũng chính vì điều này nên các bữa chính mẹ chỉ nên cho con ăn cháo đặc, thỉnh thoảng cho bé tập làm quen với cơm nát để bé dần dần thích nghi.
Những món cháo phổ biến trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
Dù mẹ áp dụng thực đơn cho bé 10 tháng tuổi kiểu Nhật hay là BLW thì cũng phải đảm bảo các bữa chính sẽ có những bát cháo thật thơm ngon cho bé. Mẹ nên thay đổi nguyên liệu cũng như cách thức chế biến để tăng thêm sự hấp dẫn và kích thích vị giác của con yêu. Dưới đây là một số gợi ý về những món cháo thơm ngon, bổ dưỡng, đầy đủ các chất cho bé.
Cháo gà nấm rơm
Với nguyên liệu là gà nạc, nấm rơm và cháo đã đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn cho bé. Các thức chế biến vô cùng đơn giản và nhanh chóng.
Nấu riêng cháo trắng ( loãng hay đặc tùy vào sở thích của con)
Gà nạc và nấm rơm có thể băm nhuyễn hoặc thái miếng nhỏ cho bé tập hoạt động bằng cơ hàm. Sau đó cho một chút muối iot hoặc nước mắm iot rồi đổ vào nồi cháo đã nhừ cho sôi thêm vài phút
Cho thêm 2 muỗng dầu cá hoặc dầu vừng tùy thích.
Cháo lươn cà rốt
Nếu mẹ đảm bảo mua được những con lươn đông chất lượng thì đây chính là một gợi ý tuyệt vời cho mẹ. Lươn chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao và cực kỳ tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên mẹ phải đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của lươn để an toàn nhất cho sức khỏe của con.
Nấu riêng một nồi cháo trắng cà rốt cho đến khi hỗn hợp này nhuyễn lại với nhau
Lươn rửa sạch, hấp và tán nhỏ, sau đó xào sơ với dầu gấc và một ít hành, cho thêm chút nước mắm iot hoặc muối iot.
Cuối cùng lấy cháo cà rốt đã nhừ, thêm phần lươn đã xào sơ vào đảo đều và cho bé ăn.
Cháo bồ câu đậu xanh
Bồ câu cũng là một loại thực phẩm cực kỳ giàu chất dinh dưỡng và mùi vị cũng rất thơm ngon, dễ ăn. Mỗi tuần mẹ nên cho con ăn cháo bồ câu 1 đến 2 lần. Thịt bồ câu rất nhanh nhừ, thế cho nên hãy hầm thật nhừ để bé nuốt được cả thịt bồ câu và chắt lọc hết được những chất dinh dưỡng có trong xương bồ câu nhé.
Cách thức chế biến món cháo bồ câu vô cùng đơn giản. Đậu xanh rửa sạch ngâm 2 - 3 tiếng đồng hồ; bồ câu làm sạch.
Bỏ cả 3 thứ này vào nồi và hầm, hầm đến khi toàn bộ đều nhừ ra hết là được. Mẹ có thể kết hợp thêm hạt sen, i dĩ hoặc kỷ tử để tăng thêm màu sắc cũng như hương vị cho bát cháo bồ câu của con.
Trên đây chính là một số kiến thức cũng như gợi ý những món cháo thơm ngon bổ dưỡng mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi. Cha mẹ có thể tham khảo để làm phong phú hơn bữa ăn của con.