Nếu thiếu canxi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho trẻ như: còi xương, chậm lớn và phát triển không tốt... Vì vậy bố mẹ cần sớm nhận bNếu thiếu canxi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho trẻ như: còi xương, chậm lớn và phát triển không tốt... Vì vậy bố mẹ cần sớm nhận biết các dấu hiệu con bị thiếu canxi để kịp thời có hướng giải quyết.iết các dấu hiệu con bị thiếu canxi để kịp thời có hướng giải quyết.
- Mách mẹ tuyệt chiêu hạ sốt cực nhanh cho trẻ bằng rau diếp cá, không cần dùng thuốc
- Bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho trẻ bị ho
Chiều cao vẫn luôn là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các bà mẹ Việt Nam. Theo một vài thống kê người có chiều cao thường tự tin hơn, người có chiều cao tốt có cơ hội kiếm được việc làm tốt hơn, người cao thường được tín nhiệm về quyền lực… và rất nhiều lợi ích của chiều cao mang lại. Ý thức được điều này, các bà mẹ thường tìm mọi cách giúp con có thể tăng chiều cao tối đa như: tập thể thao, chế độ dinh dưỡng… Trong đó việc bổ sung canxi thường là ưu tiên hàng đầu của các bà mẹ.
Canxi là thành phần cấu tạo của xương và giúp hệ kháng thể hoạt động tốt bảo vệ cơ thể. Canxi chiếm khoảng 70% thành phần cấu tạo của xương. Đặc biệt với trẻ nhỏ đang trong độ tuổi phát triển hoàn thiện xương khớp thì việc bổ xung canxi là điều không thể thiếu. Nếu thiếu canxi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho trẻ như: còi xương, chậm lớn và phát triển không tốt. Các hệ trong cơ thể hoạt động sẽ không điều hòa, từ đó sẽ dẫn đến những bất ổn sau đó dẫn đến những triệu chứng như: chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ…. Nếu lượng canxi thiếu hụt còn dẫn đến xương mềm, chậm lớn, chậm vận động.
10 dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu canxi bố mẹ không nên bỏ qua
Dưới đây là các dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi mà các mẹ nên nắm rõ để có thể có hướng giải quyết đúng:
1. Khó ngủ và ngủ không ngon giấc
Canxi giúp điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi cơ thể thiếu canxi, gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi xung thần kinh của hệ thần kinh trung ương, dẫn đến tình trạng vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ đã đến giờ ngủ vẫn không tài nào ngủ được.
2. Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm
Vitamin D là chất dẫn truyền để cơ thể hấp thu canxi. Trẻ bị thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh thường mắc chứng đổ mồ hôi trộm. Trẻ dưới 1 tuổi đa số hay thiếu vitamin D do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất, ngoài ra trẻ sinh non, trẻ sinh nhẹ cân, trẻ mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương… là những đối tượng bị thiếu hụt vitamin D trầm trọng. Trẻ hay bị ra mồ hôi ở vùng trán, vùng gáy ngay cả khi trời lạnh, đặc biệt là lúc trẻ ngủ nên trẻ hay bị rụng tóc ở đằng sau gáy.
Không những thế hiện tượng ra mồ hôi trộm ở trẻ nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây thấm ngược trở lại cơ thể khiến trẻ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, ho… Chính vì vậy các bậc cha mẹ cần lưu ý ban đêm đi ngủ nên cho trẻ mặc thoáng mát, mặc quần áo mỏng, bù nước cho trẻ để tránh mất nước, thường xuyên thấm mồ hôi ở lưng, gáy và cổ cho trẻ ban đêm để tránh nhiễm lạnh.
3. Giật mình khóc đêm
Canxi tham gia vào việc phóng thích chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Khi cơ thể thiếu canxi thì hoạt động truyền dẫn thần kinh bị ức chế, công năng hưng phấn và công năng ức chế của hệ thần kinh bị suy giảm, khiến trẻ hay giật mình, khó ngủ, ngủ hay mơ màng và bất an. Do đó, trẻ thường xuyên ngủ không ngon giấc, quấy khóc.
4. Nhận thức chậm và khó thích ứng với mọi thứ xung quanh
Cũng tương tự như kẽm, magie, sắt… canxi là khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển về thể lực và trí tuệ của trẻ. Trẻ bị thiếu canxi thường khó tập trung, trí tuệ chậm phát triển. Điều này có thể dẫn tới việc trẻ nhận thức và phản xạ kém hơn so với những trẻ khác.
5. Bé hay bị nhức mỏi, đau chân
Nhiều trẻ thường có biểu hiện đau mỏi ở chân quanh khu vực ống đồng, bàn chân, thậm chí là hiện tượng chuột rút. Nguyên nhân chính là do lượng canxi không được cung cấp đầy đủ gây thiếu hụt khiến cho khung xương của trẻ yếu, không nâng đỡ được cơ thể và không đảm bảo được cho hoạt động linh hoạt của trẻ.
6. Hay bị nấc cụt, ọc sữa
Việc thiếu canxi không những tác động đến hệ thần kinh còn gây hiện tượng co thắt thanh quản, gây khó thở và gây co thắt dạ dày, dẫn đến hiện tượng ọc sữa ở trẻ. Ngoài ra, khi bị thiếu canxi cũng gây hiện tượng biếng ăn ở trẻ, bởi nguyên tố canxi dung nạp vào trong cơ thể không đủ dễ dẫn đến ăn uống không ngon.
7. Thóp lâu liền
Đây là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh, bình thường sau 12 đến 18 tháng tuổi là thóp của trẻ sẽ khép kín lại. Nhưng nếu thiếu canxi thì vùng thóp này sẽ lâu liền và hậu quả là trẻ còi xương suy dinh dưỡng hoặc não phát triển to bất thường.
8. Trẻ biết đi muộn, biến dạng xương và khớp
Hầu hết thiếu hụt canxi ở trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở khu vực chân. Chân cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Xương mềm khiến các bé biết lẫy, bò, đứng, đi rất muộn so với các bạn đồng trang lứa.
9. Rụng tóc vành khăn
Đây là biểu hiện dễ quan sát nhất ở trẻ nhỏ là tóc rụng thành một hình vòng tròn trên đầu. Mà nguyên nhân chính là do thiếu vitamin D dẫn tới rối loạn chuyển hóa canxi.
10. Sâu răng, chậm mọc răng
Khi đến tuổi mà mãi không thấy con mình mọc răng, các bà mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và phần đa là do thiếu hụt canxi dẫn tới hiện tượng này. Bởi canxi là thành phần không thể thiếu để hình thành lên những chiếc răng của trẻ.
Nhưng có trường hợp, mặc dù thiếu canxi, nhưng trẻ vẫn mọc răng bình thường, tuy nhiên răng lại rất dễ bị sâu và răng thường mọc lệnh, so le, khoảng cách giữa các răng rộng.
Trẻ cần bao nhiêu canxi/ngày là đủ?
- Dưới 6 tháng tuổi: 300 mg/ngày.
- Từ 7-12 tháng tuổi: 400 mg/ngày.
- Từ 1-3 tuổi: 500 mg/ngày.
- Từ 4-6 tuổi: 600 mg/ngày.
- Từ 7-9 tuổi: 700 mg/ngày.
- 11 tuổi: 1000 mg/ngày.
- Trên 11 tuổi: 1200 mg/ngày.
Cung cấp thiếu hay thừa canxi đều gây nên ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Mẹ cần nắm được bảng hàm lượng canxi mỗi ngày trẻ cần để bổ sung đầy đủ và khoa học nhất.
Đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì việc bổ sung canxi cho bé hoàn toàn từ sữa mẹ kết hợp với việc tắm nắng.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi mẹ có thể bổ sung canxi cho bé thêm từ chế độ ăn dặm và sữa ngoài. Lựa chọn cho bé ăn dặm với các thực phẩm giàu canxi như: hải sản gồm tôm, cua, sò, cá… các loại rau gồm rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây… Ngoài ra, nếu việc bổ sung canxi qua quá trình ăn uống từ thực phẩm cho trẻ gặp khó khăn, các mẹ nên bổ sung qua đường uống.