Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi và những lưu ý giúp cha mẹ chăm sóc bé tốt nhất

Chăm sóc con 04/10/2022 13:00

Khi em bé nhà bạn đã được 4 tháng tuổi rồi và bạn muốn biết ở giai đoạn này sự phát triển của em bé như thế nào. Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi có một số những lưu ý và cha mẹ nên biết điều này để có thể chăm sóc bé thật tốt nhé!

Sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?

Mốc thời gian trẻ sau sinh được 4 tháng tuổi là một mốc phát triển quan trọng của bé. Ở giai đoạn này, các giác quan của bé phát triển tinh nhanh hơn nhiều so với lúc bé mới sinh. Ngôn ngữ của bé cũng bắt đầu phát triển. Đặc biệt, ở giai đoạn này là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình mọc răng ở tháng thứ 5, thứ 6 trở đi. Để chăm sóc toàn diện cho bé, mẹ cần phải hiểu rõ sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi ở bài viết được chia sẻ dưới đây nhé!

1.Sự phát triển về thể chất của bé

Bé 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là đạt chuẩn? Thời điểm bé được 4 tháng tuổi là giai đoạn mà bé phát triển đột phá về thể chất, chiều cao và cân nặng. Ở tháng thứ 4 này, trung bình bé trai sẽ nặng khoảng 7kg và cao khoảng 63cm. Còn với bé gái trung bình sẽ nặng 6,4kg và cao 62cm.

su phat trien cua tre 4 thang tuoi 1
Khi 4 tháng bé trai trung bình nặng khoảng 7kg!

2. Sự phát triển về vận động của bé 4 tháng tuổi

Lúc này, bé đã biết sử dụng đôi tay bé xinh của mình để cầm nắm mọi đồ vật trong tầm với. Bé cũng có thể phối hợp hai tay cùng một lúc để khám phá một món đồ nhỏ xinh nào đó như núm ti, rối lắc, lục lạc, nắm lấy quần áo mẹ, tay mẹ… trong khoảng 1-2 phút. Đồng thời, bé cũng có thể sẽ đưa một vài thứ bé thích vào miệng để ngậm.

Đôi chân của bé lúc này cũng đã mạnh mẽ hơn nhiều rồi. Mẹ hãy thử quan sát và chắc chắn sẽ thấy được những hoạt động thú vị từ đôi chân của bé như: nhún chân và búng chân khác mạnh đấy nhé. Lúc này, mẹ có thể giữ nhẹ phần thân trên của bé, sau đó cho hai chân bé chạm vào sàn, bạn sẽ thấy bé nhún và bật nhảy nhé.

su phat trien cua tre 4 thang tuoi 2
Chân bé cứng và cử động nhiều hơn!

Khi mẹ để bé nằm sấp, cánh tay bé sẽ đưa về phía trước, bé cũng có khuynh hướng lật người và lăn trở lại tư thế nằm ngửa một cách không tự chủ. Khi mẹ đỡ bé ngồi dậy, đầu bé chỉ hơi gập về phía trước nhưng cơ bản đã ổn định hơn vì bé đã làm chủ được phần đầu cổ của mình nhiều hơn.

3. Sự phát triển các giác quan của bé

Thị giác của bé phát triển mạnh mẽ:

Lúc này tầm mắt của bé đã có thể nhìn được khắp phòng, theo dõi các vật thể hoặc những người khác đi lại trong phòng nhưng bé vẫn thích nhìn gần hơn. Bé cũng bắt đầu phân biệt được các màu sắc, thấy được sự khác nhau của các nhóm màu sắc. Vì vậy, lúc này cha mẹ có thể cho trẻ chơi những nhóm đồ chơi nhiều màu sắc tạo để bé nhận biết và phân biệt màu sắc tốt hơn.

su phat trien cua tre 4 thang tuoi 3
Bé phân biệt được màu sắc và có tầm nhìn rộng hơn!

Bạn cũng có thể thấy đôi mắt của bé đang bắt đầu thay đổi màu sắc. Trường hợp bé có đôi mắt sáng có thể thay đổi thành đôi mắt có màu tối vào khoảng bé 6 tháng tuổi.

Thính giác cũng đã thay đổi nhiều:

Lúc này bé có thể nghe và đáp lại tiếng của mẹ. Bé sẽ đáp lại lời trò chuyện của cha mẹ và người thân bằng những tiếng “a, o, e, ọ, ẹ”. Bé biết hóng chuyện và phản ứng lại với mọi người xung quanh.

Bé có thể nếm mọi thứ

Thật hài hước khi nói rằng mọi thứ xung quanh bé cầm nắm được thì bé cũng đều có thể cho vào miệng để nếm. Bé thích nếm mọi thứ và có thể mọi thứ trên giường đều dính nước bọt của bé. Lưỡi của bé có thể cảm nhận được hương vị của những thứ bé ăn hoặc uống. Bé quen với vị sữa mẹ, thích vị ngọt giống như sữa mẹ và có thể tỏ ra ghê sợ, khóc khi nếm phải bất cứ thứ gì có vị khác thường như chua, đắng. Lúc này, mẹ cần chú ý bỏ tất cả những thứ quá nhỏ, nguy hiểm ra khỏi tầm với của bé, tránh bé cho vào miệng dễ bị hóc và nghẹn nhé.

4. Kỹ năng ăn của bé cũng tốt hơn

Ở độ tuổi 4 tháng này, bé cũng đã có thể bắt đầu ăn được nhiều hơn rồi nhé. Trung bình mỗi ngày bé bú khoảng 5-7 lần một ngày, mỗi lần cách nhau khoảng 4 tiếng, lượng sữa mỗi lần bú khoảng 200ml. Tuy nhiên không quá 1000ml mỗi ngày và 250 ml sữa mỗi cữ ăn.

su phat trien cua tre 4 thang tuoi 4

Lượng sữa bé bú ở tháng thứ 4 cũng tăng lên!

Các bác sĩ thường khuyên mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên mà không cần phải bổ sung thêm sữa công thức hay đồ ăn dặm gì khác. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng đủ sữa để cho bé bé 100%, và sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi không phải bé nào cũng giống nhau. Cũng có nhiều bé phát triển nhanh hơn, cân nặng lớn và dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức không đủ cung cấp cho bé.

Lúc này, cha mẹ có thể bắt đầu áp dụng cho bé ăn dặm bằng loại bột thích hợp theo độ tuổi. Thức ăn dặm đầu tiên của bé nên là bột ngũ cốc tăng cường chất sắt, được trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đồng thời, bột ngũ cốc cho bé cũng nên được trộn loãng để bé quen dần với thức ăn nhé.

5. Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi như thế nào?

Giấc ngủ có thể chính là điều nổi bật nhất trong sự phát triển của bé 4 tháng tuổi. Cụ thể thì đó chính là bé đã có thể ngủ xuyên đêm mà không còn thức dậy nhiều lần giữa đêm để bú mẹ hay chỉ đơn giản là bé không ngủ được một giấc dài. Khi được 4 tháng tuổi, bé đã có thể ngủ một giấc dài xuyên đêm từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm và tổng thời gian ngủ trong 1 ngày của bé sẽ dao động từ 14 đến 16 tiếng.

su phat trien cua tre 4 thang tuoi 5
Ở tháng thứ 4 bé đã có thể ngủ xuyên đêm một cách ngon lành mà không thức quấy!

Hướng dẫn chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi đúng cách

Để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi diễn ra được thuận lợi nhất, bé được phát triển toàn diện về thể chất và nhận thức, thì cha mẹ cần phải biết cách để chăm sóc bé một cách đúng đắn và khoa học. Sau đây là những điều mà cha mẹ nên làm:

1. Chăm sóc giấc ngủ của bé

Giấc ngủ rất quan trọng và ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi. Giai đoạn này mẹ cần phải chú ý để chăm sóc giấc ngủ của bé cho thật tốt.

Mẹ nên tạo lập thói quen cho bé để đảm bảo cho bé ngủ vào ban ngày từ 5-6 tiếng, ngủ đêm từ 8-10 tiếng. Bằng các biện pháp như ru bé ngủ, tắm nước ấm, kể chuyện, mở nhạc nhẹ nhàng, tắt điện, tạo lập thói quen ánh sáng để dần dần tập thói quen ngủ cho bé. Khi bé tỉnh giấc vào đêm, mẹ chỉ cần ôm và vỗ về bé, không nên bật đèn sáng, bé sẽ tự thấy an tâm và quay lại với giấc ngủ.

su phat trien cua tre 4 thang tuoi 6
Mẹ hát ru giúp bé ngủ ngon hơn!

Nên để giường chiếu sạch sẽ thơm tho, không nên để phòng và giường chiếu có mùi hôi, khai, phòng không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Khi ngủ nên cho bé mặc đồ thoáng, rộng rãi, ngủ đúng tư thế và không đặt đồ chơi, thú bông xung quanh khi bé ngủ.

2. Giúp bé phát triển các giác quan linh hoạt hơn

- Về cảm xúc: Bé đã biết biểu lộ những cảm xúc vui buồn của mình và cũng rất dễ bị ảnh hưởng từ cảm xúc của cha mẹ, đặc biệt là mẹ. Mẹ nên vui vẻ, thoải mái, cười đùa và trò chuyện cùng bé, để bé luôn cảm nhận được sự ấm áp, quan tâm, yêu thương của mẹ.

- Về thị giác: Mẹ tập cho bé nhận biết các màu sắc bằng cách cho bé xem tranh vải, mua các đồ chơi với chất liệu an toàn và nhiều màu sắc. Mẹ nên đưa đồ ra trước mắt bé rồi di chuyển đồ vật để tập thói quen nhìn linh hoạt cho bé. Bố mẹ cũng có thể bế bé ở tư thế quay lưng vào người mình, mặt hướng ra ngoài, để bé khám phá thế giới xung quanh mình nhé.

su phat trien cua tre 4 thang tuoi 7
Mẹ trò chuyện với bé nhiều để kích thích bé phát triển thính giác, ngôn ngữ và trí não cho bé!

- Về thính giác: Trẻ đã nghe được nhiều loại âm thanh, có phản ứng khi được gọi hay có tiếng động lớn. Vì vậy, bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé, cho bé nghe nhạc, kể chuyện hoặc hát ru cho bé, để tăng cường phát triển thính giác cho bé. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên chú ý vệ sinh tai mũi họng của bé luôn sạch sẽ nhé.

3. Phát triển trí não và ngôn ngữ của bé

Để đảm bảo cho trẻ phát triển đầy đủ và hoàn thiện về trí não và ngôn ngữ thì cha mẹ nên làm những việc sau đây:

- Ôm và nói chuyện nhiều với bé, cười và luôn vui vẻ với bé, tỏ ra hào hứng, cười khi bé “hóng chuyện” để kích thích bé nói chuyện nhiều hơn, bắt chước âm thanh của bé.

- Hãy lập thời gian biểu cho bé 4 tháng tuổi một cách chặt chẽ, để việc ăn, ngủ, chơi của bé diễn ra một cách đều đặn. Việc làm này cũng tập những thói quen tốt cho bé ngay từ những ngày tháng đầu tiên này, giúp mẹ sau này thuận lợi hơn rất nhiều trong quá trình chăm sóc bé.

- Tạo một không gian an toàn để bé khám phá xung quanh, để đồ chơi có chất liệu an toàn, kích thước vừa đủ gần bé để bé có thể cầm nắm.

- Dành thời gian đọc sách, kể chuyện, hát cho bé nghe, chơi các trò chơi đơn giản như ú òa.

- Lưu tâm tới những điều bé thích và những điều bé không thích để đáp ứng nhu cầu của bé, nếu thói quen của bé không tốt thì hãy tập dần để thay đổi bé nhé.

Tóm lại, khi bé được 4 tháng tuổi, bé đã có rất nhiều kỹ năng mới và muốn khám phá nhiều điều xung quanh mình. Tuy nhiên, sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi về mọi mặt từ trí não, thể chất, cảm xúc và các giác quan phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm sóc của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần rất chú ý để tạo ra một môi trường tốt nhất giúp bé yêu của mình phát triển toàn diện, khỏe mạnh và thông minh nhé! Chúc các bé yêu của chúng ta luôn khỏe mạnh và chóng lớn nhé!

Trẻ ho xong nôn có nguy hiểm không? Cha mẹ phải làm gì để chăm sóc bé?

Nhiều mẹ hốt hoảng khi con mình cứ mỗi lần ho xong lại bị nôn trớ. Cứ mỗi lần ho là mỗi lần bé nôn sạch hết sữa mới bú hay thức ăn mới ăn xong. Vậy liệu đây có phải là dấu hiệu cho hiện tượng sức khỏe nào không? Và nên chăm sóc bé như nào? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời ở ngay bài viết dưới đây nhé!

TIN MỚI NHẤT