Sai lầm cơ bản của các bà mẹ khi nấu cháo cho con

Chăm sóc con 17/10/2018 13:00

Đôi khi chỉ là thói quen, nhưng những sai lầm cơ bản sau trong việc nấu cháo cho con cũng có thể tạo nên phản ứng ngược, thậm chí khiến con bạn còi cọc, chậm lớn.

Nấu một nồi cháo cho bé ăn cả ngày

Không ít bà mẹ vì tiết kiệm thời gian mà nấu một nồi cháo to để con ăn cả ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, cháo thường chỉ để được trong vòng 2h đồng hồ.

Nếu bảo quản ngăn mát, trước khi ăn, mẹ nên đun lại để tránh các vi khuẩn thâm nhập. Để an toàn, các mẹ có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng, khi cho con ăn, múc một phần cháo đó nấu cùng các loại rau thịt để tránh hiện tượng mất chất và an toàn cho bé.

 

Sai lầm cơ bản của các bà mẹ khi nấu cháo cho con - Ảnh 1

Nhiều mẹ có thói quen cho con ăn quá nhiều đạm (Ảnh minh họa).

“Quên” dầu ăn của bé

Khi nấu cháo, nhiều mẹ có thói quen cho con ăn nhiều thịt, cá, rau... dư chất đạm mà “quên” bổ sung chất béo cho con. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dầu ăn được xếp vào nhóm thực phẩm cung cấp chất béo cho cơ thể, cùng với những thực phẩm giàu chất béo khác như là mỡ thực vật, bơ…

Bởi thế, các mẹ nên cho vào khẩu phần cháo từ 1- 2 thìa dầu ăn, để bổ sung chất béo. Tuy nhiên, mẹ nên cho dầu ăn vào khi cháo sắp chín và tắt bếp ngay sau đó.

Ăn ít bữa một ngày

Nếu cho trẻ ăn không đủ bữa, có thể khiến bé còi xương và đây cũng chính là sai lầm của nhiều bà mẹ trong việc chăm sóc con nhỏ. Chưa kể, nhiều người chủ quan, chỉ cho bé ăn theo giờ ăn của người lớn, trung bình mỗi ngày 2-3 bữa.

Để tăng cường cân nặng cho bé, các mẹ nên bổ sung thêm các bữa phụ cho bé bằng các thức ăn như bánh, sữa, chuối, táo...

Xay quá kỹ thức ăn

Không ít mẹ vì thương con, sợ con không nhai được thức ăn, nên lạm dụng máy xay sinh tố, dù con đã có thể tự ăn được.

Để trẻ cứng cáp hơn, các mẹ nên tập cho trẻ ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm. Khi trẻ 6 tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần; 7-8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc; qua 12 tháng thì tập ăn với cháo nấu còn hạt và các thức ăn mềm như phở, bún…

Nhận biết trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý

Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trong những hội chứng mắc phải từ thời thơ ấu được nghiên cứu nhiều nhất. Chứng bệnh biểu hiện với các dấu hiệu: kém khả năng tập trung chú ý, khó kiểm soát hành vi, hoạt động quá mức, gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập, kém tương tác với xã hội.

TIN MỚI NHẤT