Ở trẻ nhỏ rất dễ mắc phải những hiện tượng về răng miệng như nấm miệng hay đen miệng, để lạo bỏ tình trạng này hãy thực hiện cách rơ lưỡi sau cho con
- Mách mẹ cách cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ
- Dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ và cách phòng tránh
Rơ lưỡi cho trẻ để làm gì?
Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi sẽ chưa biết vệ sinh và cũng không thể vệ sinh miệng cho bản thân được chính vì thế mà các bà mẹ cần thường xuyên rơ lưỡi, rơ miệng giúp khoang miệng trẻ được đảm bảo vệ sinh. Rơ lưỡi cũng giống như việc đánh răng mỗi ngày của người lớn, khi thức ăn bám trên các kẻ răng thì cần phải đánh răng để các vi khuẩn không bám lại.
Rơ lưỡi cho trẻ cũng vậy, giúp trẻ làm sạch các mảng trắng bám trên lưỡi khi trẻ bú sữa mẹ nhiều và đóng thành mảng và bám lại. Nếu để các mảng trắng này bám dày trên lưỡi sẽ khiến lớp lưỡi bị dày lên khiến trẻ sẽ biếng bú, hơn nữa thường gây ra bệnh về lưỡi, nấm lưỡi… Để làm sạch lưỡi, miệng trẻ sơ sinh các bà mẹ cần có dụng cụ và cách rơ lưỡi an toàn, đúng cách.
Trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi
Chuẩn bị:
– 1 miếng gạc sạch được thanh trùng (mua ở nhà thuốc)
– Nước muối sinh lý
– Chén nhỏ
Cách làm:
– Luồn miếng gạc để rơ lưỡi và ngón tay trỏ của mẹ chấm vào bát nước muối sinh lý. Một tay mẹ bế bé tựa vào lòng chắc chắn và cẩn thận, tay có ngón tay đeo miếng gạc đặt vào miệng trẻ.
– Rơ miệng cho trẻ từ 2 bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi, nếu thấy bẩn mẹ làm sạch miếng gạc với nước muối sinh lí.
Trẻ từ 5 tháng – 1 tuổi:
Chuẩn bị:
– Một miếng gạc đã thanh trùng
– Nước: 100ml
– Rau ngót hoặc cỏ mực: 5 lá
– Muối: 10 hạt
– Bát nhỏ
Cách làm:
– Lá cỏ mực hoặc lá rau ngót rửa sạch, ngâm 10 phút trong nước muối, vớt ra cho ráo nước.
– Đun sôi lá cỏ mực hoặc lá rau ngót.
– Vớt lá cỏ mực (hoặc lá rau ngót) ra và giã dập, chắt lấy nước cho vào bát nhỏ.
– Mẹ rửa tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé. Luồn miếng gạc để rơ lưỡi và ngón tay trỏ của mẹ chấm vào bát nước lá rau ngót hoặc lá cỏ mực đã chuẩn bị ở trên.
– Một tay bế trẻ an toàn trên tay, ngón tay có miếng gạc đặt vào miệng trẻ. Rơ miệng cho trẻ từ 2 bên má, lợi rồi bắt đầu làm sạch vùng lưỡi.
– Thực hiện rơ lưỡi cho bé 1 – 2 lần/ngày buổi sáng và buổi tối đều đặn để giữ vệ sinh miệng thật sạch cho bé, đặc biệt đối với các bé bú bình. Nên rơ lưỡi khi bé đang đói, tốt nhất là trước khi bé bú 10 phút để tránh bị nôn trớ.
Đây là một cách làm dân gian được các mẹ truyền tai nhau sử dụng. Trên thực tế, mật ong có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn khá tốt, tuy nhiên trong mật ong lại chứa độc tố từ vi khuẩn clostridium botulium, một chất gây nguy hiểm cho hệ thần kinh và gây nên chứng liệt cơ. Đồng thời, chất này còn có thể làm trẻ rơi vào tình trạng ngộ độc nặng, gây ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của trẻ.
Theo các chuyên gia, nhũ nhi từ 0-6 tháng tuổi lại cực kỳ nhạy cảm với độc tố này. Trên thực tế, có nhiều loại mật ong không nguyên chất được pha chế từ các loại hóa chất khác nhau cũng là lí do mẹ không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong.
Mách mẹ một số cách rơ lưỡi khác
Mẹ chú ý khi trẻ bị nấm, tưa lưỡi, tuyệt đối không tìm cách để cạo sạch những đốm trắng trên lưỡi trẻ, vì điều này rất dễ làm chảy máu gây nhiễm trùng cho bé.
Theo các chuyên gia, mẹ nên dùng gạc vô trùng, quấn nó quanh ngón tay, thâm với nước muối sinh lý rồi lau nhẹ nhàng trên lưỡi bé. Ít nhất mỗi ngày mẹ phải làm một lần cho đến khi tình trạng nấm, tưa đỡ dần. Trong quá trình rơ lưỡi cho bé, mẹ nên lưu ý những điều sau khi rơ lưỡi cho con:
- Nên rơ lưỡi cho bé vào mỗi buổi sáng sau khi bé ngủ dậy, khi bé bị đói để tránh kích thích làm trẻ nôn ói.
- Mẹ cũng cần vệ sinh tay mình sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé, đồng thời tránh cọ xát mạnh làm đau lưỡi bé.
- Mẹ nên rơ từ ngoài vào trong để bé đỡ khó chịu, cụ thể nên rơ theo thứ tự từ hai bên má, vùng khác trong vòm miệng, sau đó mới rơ lưỡi cuối cùng.