Nền giáo dục của quốc gia này có nhiều điều thú vị.
- 3 kiểu "bạo lực ngôn ngữ" này dễ đẩy con vào tình trạng xấu, cha mẹ nên thay đổi trước khi quá muộn
- Chỉ tập tành học vẽ từ bạn bè và Youtube, nữ sinh Hà Nội bất ngờ giành học bổng nhờ bức tranh vẽ trong 6 ngày
Nước Đức sở hữu hệ thống giáo dục chất lượng cao và là một trong những đất nước sản sinh ra nhiều nhà khoa học lớn cho nhân loại. Và một phần bí quyết có lẽ nằm ở cách người Đức xây dựng và phát triển nhân tài thông qua việc giáo dục: Nền giáo dục mang tính thực tiễn, lý thuyết và thực hành luôn được xem quan trọng như nhau.
Có thể bạn chưa biết, trẻ em Đức dưới 6 tuổi hoàn toàn không được học 1 chữ cái hay con số nào. Thậm chí, trong hiến pháp còn cấm giáo dục trước tuổi đi học cho trẻ. Học sinh ở các cấp lớn hơn thường chỉ học nửa ngày. Buổi chiều, học sinh đa phần không có bài tập về nhà, chỉ có các hoạt động ngoại khóa.
Dưới đây là những sự thật thú vị khác về nền giáo dục Đức:
1. Thời gian học ngắn, ít bài tập về nhà
Trường học của Đức đều áp dụng chương trình học nửa ngày với tất cả các cấp. Buổi chiều trẻ hầu như không có bài tập về nhà hoặc có nhưng rất ít. Thay vào đó, chương trình ngoại khóa cho học sinh được thiết kế đa dạng với nhiều hoạt động bổ ích.
Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, nhiệm vụ chính của các trường mầm non ở Đức là dạy chúng kỹ năng giao tiếp với những đứa trẻ khác và cả người lớn. Ngoài ra, trẻ còn phát triển các kỹ năng ngôn ngữ thông qua ca hát, sách tranh và nhạc cụ.
Còn khi trẻ vào cấp 1 sẽ bắt đầu được học chữ, học con số, tô màu… Thường thì khi kết thúc cấp tiểu học ở Đức sẽ không có bất kỳ bài kiểm tra nào. Lên cấp 2 cũng có rất nhiều định hướng cho học sinh lựa chọn như: trường nghề, trường tư thục...
2. Được phép làm bài tập nhưng không quá 15 phút
Hệ thống giáo dục bậc tiểu học của Đức có quy định rõ ràng về độ dài của bài tập về nhà cho học sinh, ví như: Bài tập về nhà cho học sinh lớp 1 là 15 phút, lớp 2 là 30 phút, lớp 3 - 4 không quá 45 phút. Đặc biệt, cuối tuần trẻ sẽ tự do vui chơi bay nhảy, không có bài tập về nhà.
Đặc biệt không bị ép phải cầm bút tay phải, viết chữ đứng hay xiên. Tất cả tùy theo sở thích và khả năng của học sinh, miễn sao chúng thấy vui là được.
3. Tập trung phát triển kỹ năng sống và kiến thức xã hội
Đối với môi trường giáo dục Đức, dạy kỹ năng sống là vô cùng quan trọng bên cạnh cung cấp kiến thức sách vở. Ở trường, con trẻ sẽ được dạy cách cư xử với người lớn, thầy cô, bạn bè. Ngoài ra, họ còn được rèn luyện lòng tin, sự kiên trì, bản lĩnh, sự mạnh dạn...
Đặc biệt, trẻ em Đức có khả năng thuyết trình và trình bày quan điểm rất tốt. Trong các tiết học, thầy cô thường xuyên đưa ra vấn đề để học sinh nghiên cứu độc lập hoặc theo nhóm. Từ đó, học sinh phải viết báo cáo hoặc thuyết trình trước lớp, bảo vệ quan điểm của mình.
4. Không công khai điểm số
Một điều khác lạ ở nền giáo dục Đức đó là điểm số của học sinh không được công khai. Điều này cũng rất có lợi, bởi nếu điểm số không cao bị công khai có thể khiến trẻ cảm thấy tự ti, mặc cảm, thua kém bạn bè.
Song song với đó, cha mẹ Đức cũng không quá quan tâm đến điểm số của con, ngay kể có đi chăng nữa họ cũng không nhìn vào điểm số để đánh giá năng lực của con cái, họ tin rằng mỗi đứa trẻ đều có 1 tài năng đặc biệt và học tập cũng chỉ là 1 trong số những loại tài năng như vậy, không phải là tất cả!
5. Khuyến khích trẻ ra ngoài chơi mỗi ngày
Người Đức còn có một câu nói nổi tiếng: "Không có thời tiết xấu, chỉ có bộ quần áo không phù hợp" như 1 minh chứng cho việc các bậc phụ huynh luôn khuyến khích con ra ngoài bất chấp nắng mưa. Từ đây có thể thấy, hoạt động vui chơi được cha mẹ ở Đức rất được coi trọng.
Ngoài ra, phụ huynh Đức cũng rất chú trọng tới sở thích và sở trường của từng đứa trẻ. Nếu chúng thích thú với bộ môn nghệ thuật nào như vẽ, hát, đàn, múa... thì con có thể theo học những thứ đó ở một câu lạc bộ nào đó, thậm chí có những nơi còn dạy hoàn toàn miễn phí.
6. Không bắt con đọc sách
Có một sự thật rằng người Đức đến thư viện nhiều hơn cả rạp chiếu bóng và sân vận động, nhưng các bậc phụ huynh ở nước này không hề ép buộc con đọc sách. Học sinh chỉ tìm đến sách khi chúng thấy điều này là cần thiết cho sự phát triển của mình.