Nếu trẻ bị nôn không sốt kèm theo những triệu chứng khác như: đau bụng, phát ban… thì rất có thể trẻ nhà bạn đang bị hiện tượng trào ngược dạ dày hoặc bị dị ứng với thực phẩm mà bạn đang sử dụng để nấu ăn cho trẻ.
Nhiều bậc phụ huynh sẽ cảm thấy lo lắng khi thấy trẻ bị nôn không sốt bởi đây rất có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ như: viêm dạ dày ruột, dị ứng thực phẩm, ngộ độc thực phẩm,... Để xử lý kịp thời, chính xác khi thấy trẻ bị nôn không sốt, phụ huynh cần nắm rõ kiến thức về trường hợp này.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn không sốt
Hiện tượng nôn cũng có nhiều mức độ và do một hay nhiều nguyên nhân khác nhau. Một vài nguyên nhân thường gặp khi trẻ bị nôn không sốt có thể kể đến là
Ăn nhanh và quá nhiều
Đây là vấn đề rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là với những trẻ đang trong giai đoạn tập ăn dặm. Khi trẻ ăn quá nhiều cùng lúc hoặc ăn nhanh (do mẹ bón thức ăn vội vàng) trong bữa ăn. Lúc đó, dạ dày vẫn chưa tiêu hóa kịp, bụng đầy quá mức cà cơ thể trẻ sẽ tự động đẩy thức ăn ra ngoài để cho các hoạt động tiêu hóa thức ăn được diễn ra dễ dàng hơn.
Say khi đi tàu xe
Khi đi tàu, thuyền hoặc có bất kỳ hoạt động mạnh nào đó như: xoay vòng, ngồi trên cầu trượt,…cũng đều có thể khiến cho trẻ có hiện tượng nôn hoặc bị ói mửa. Thông thường, trẻ sẽ bị nôn sau những chuỗi hoạt động đó, đôi khi là một lúc sau nữa (do cơ thể trẻ bị phản ứng chậm). Những triệu chứng khác gồm: buồn nôn, mồ hôi trộm, da xanh xao, không có hứng thú với ăn uống, mệt lả, vv….
Dị ứng với thực phẩm
Hiện tượng trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể là bị dị ứng với một vài loại thực phẩm. Trong đó các thực phẩm như đậu, tôm hay lúa mì,…có thể gây những phản ứng dị ứng ở trẻ em. Các triệu chứng trẻ bị nôn không sốt do dị ứng cũng rất đa dạng, tùy đặc điểm thể chất mỗi trẻ. Mức độ nhẹ thường sẽ có những biểu hiện: buồn nôn, đau bụng, nổi ban ở da, bị viêm hay sưng miệng. Còn mức độ nặng có thể bị khó thở, bị mất đi ý thức, xỉu và có dấu hiệu sốc phản vệ.
Bị trào ngược dạ dày
Hiện tượng này thường gặp ở trẻ sơ sinh khi đang bú sữa, được gọi nôn trớ. Ngoài ra, những trẻ có thực quản yếu cũng rất dễ mắc phải trường hợp này. Dù đây là hiện tượng phổ biến nhưng cũng không nên xem nhẹ mà bỏ qua, tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến cân nặng ở trẻ cũng như sức khỏe tổng thể nói chung.
Viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột thường là do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây ra. Nó không chỉ làm cho trẻ có hiện tượng nôn mửa mà còn gây nhiều triệu chứng khác: đau bụng, phân lỏng, đau cơ, tiêu chảy, đau đầu,…. Đối với trẻ nhỏ, đây là biểu hiện nguy hiểm và cần được chăm sóc đúng cách và chữa trị kịp thời.
Ngộ độc thực phẩm
Trẻ khi ăn phải những thực phẩm hư hỏng hoặc nấu chưa chín rất dễ ngộ độc và gây nôn mửa, khó tiêu. Trong đó, sữa và thịt là 2 thực phẩm dễ hư hỏng và cũng là 2 thực phẩm dễ gây ngộ độc nhất cho trẻ em. Nếu thấy trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt nhưng có các triệu chứng như: buồn nôn, phân lỏng, chuột rút, đau bụng…thì rất có thể là trẻ bị ngộ độc do thực phẩm.
Hẹp phì đại môn vị
Trong một vài trường hợp, nếu trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài nhưng lại nôn dữ dội và nhiều lần thì bạn cần cảnh giác bởi rất có thể trẻ mắc bệnh hẹp phì đại môn vị (môn vị phần nằm ở cuối dạ dày, nối với tá tràng). Những trẻ này sẽ có hiện tượng lặp đi lặp lại chu kỳ là bú - nôn - đói. Vì thế, cần đưa trẻ khám bác sĩ ngay. Nếu thực sự trẻ bị hẹp phì đại môn vị thì cần được điều trị bằng phẫu thuật để có thể hoàn toàn phục hồi.
Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài có sao không?
Có nhiều lý do khiến trẻ bị nôn không sốt như khó tiêu, khóc nhiều hoặc bị ho kéo dài. Vào những ngày tháng đầu đời, trẻ cũng thường bị tình trạng nôn trớ. Hiện tượng nôn trớ xảy ra trong vài giờ cho đến 24 giờ sau khi ăn. Khi thấy trẻ mắc phải điều này phụ huynh cũng không cần quá lo lắng bởi nếu bé nôn nhưng không đi kèm biểu hiện sốt thì vẫn sẽ phát triển khỏe mạnh và tăng cân.
Ngược lại nếu thấy bé nôn có kèm theo những triệu chứng khác nhau như đau bụng, tiêu chảy, sốt phát ban… thì rất có thể bé đang bị bệnh trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, dị ứng thực phẩm, ngộ độc thức ăn. Khi đó, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Cách chăm sóc trẻ bị nôn
Với những gia đình có con nhỏ chắc chắn ai cũng lo lắng khi thấy trẻ bị nôn không sốt. Thế nhưng, bố mẹ cần hiểu rõ rằng trên thực tế, trẻ em là nhóm đối tượng rất dễ mắc bệnh hoặc gặp vấn đề về sức khỏe. Lý giải cho điều này là bởi hệ miễn dịch của trẻ nhỏ vẫn còn yếu, các chức năng trong cơ thể vẫn chưa hoàn thiện. Đó là còn chưa kể, trẻ em rất hiếu động nhưng lại chưa ý thức được việc phải bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Do đó, phụ huynh cần tập làm quen với điều đó, quan trọng là nắm vững những cách phòng ngừa và cách chăm sóc trẻ trong từng trường hợp cụ thể. Khi thấy trẻ bị nôn không sốt, việc đầu tiên phụ huynh cần tìm nguyên nhân gây ra tình trạng này. Sau đó, bạn có thể thực hiện một vài biện pháp dưới đây để giúp trẻ nhanh phục hồi sức khỏe:
Bổ sung đủ nước cho bé
Nôn có thể khiến cho bé bị mất nước. Để cung cấp nước cho bé khi gặp tình trạng này, bạn nên cho trẻ uống thêm dung dịch để bù nước. Đối với những trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ hoặc dùng sữa công thức thì nên cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn.
Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ
Khi trẻ ngủ đủ giấc hay nằm nghỉ đúng tư thế thì dạ dày và ruột cũng sẽ ít bị kích thích, nhờ đó giúp bé ít bị nôn hơn. Hãy cố gắng ru cho bé ngủ ngon để nhanh chóng bù lại năng lượng đã mất.
Tạo thói quen ăn uống tốt
Sau khi trẻ nôn, phụ huynh cần giúp cho trẻ trở lại thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Có thể bắt đầu cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa như sữa chua, chuối. Nên hạn chế những thức ăn quá đặc nếu trẻ vẫn còn trong giai đoạn ăn dặm bởi thức ăn đặc thường khó tiêu và dễ khiến trẻ bị nôn. Với trẻ khoảng 3-5 tuổi, không nên cho trẻ ăn trong khoảng 30-60 phút sau khi trẻ bị nôn và chỉ nên cho trẻ thức ăn đặc sau 6 tiếng từ sau lần nôn cuối của bé. Tránh việc cho trẻ dùng những thực phẩm cay hoặc béo.
Tạo sự thoải mái cho trẻ
Mùi hôi, ánh sáng hoặc đi xe cũng là nguyên nhân gây buồn nôn ở trẻ. Vì thế, phụ huynh nên tránh cho trẻ tiếp xúc với mùi nước hoa, khói, hay ở trong căn phòng bí bách.
Chia nhỏ những bữa ăn của bé
Phụ huynh nên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, chuối, các bánh mì hay thực phẩm mềm... Hạn chế thức ăn có chứa nhiều chất béo, nêm nhiều gia vị bởi vì chúng dễ khiến cho trẻ gặp hiện tượng nôn trớ nhiều hơn. Nên chia bữa ăn nhỏ ra thành nhiều bữa trong ngày để cho trẻ ăn không quá no.
Trên đây là một vài thông tin về hiện tượng trẻ bị nôn không sốt mà phụ huynh cần lưu ý. Nên nhớ rằng, việc cho trẻ ăn ngay sau khi bị nôn sẽ càng làm cho tình trạng nôn trở nên tồi tệ hơn. Ngoài ra, việc tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn mà không thông qua ý kiến của bác sĩ cũng là điều hết sức nguy hiểm mà phụ huynh cần phải chú ý trong quá trình chăm sóc trẻ.