Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nhưng cũng có thể điều trị thuyên giảm nếu mẹ sớm phát hiện ra bệnh.
- Các cách điều trị tại nhà khi bé bị sốt
- Trẻ sốt về đêm: Thực hiện ngay 4 bước bác sĩ Nhi khuyên giúp con cắt ngay cơn sốt
Bệnh viêm màng não thường xảy ra trong mùa nắng nóng hay lúc chuyển mùa vì có nhiều trẻ mắc bệnh đường hô hấp và là thời điểm thuận lợi để một số vi trùng và siêu vi trùng xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây viêm màng não.
Viêm màng não là loại bệnh nặng cần được điều trị cấp cứu, nếu không có thể gây tử vong hay để lại những di chứng như điếc, mù, động kinh, yếu liệt tay chân hoặc chậm phát triển tâm thần vận động,… Trên thực tế đã có rất nhiều trẻ phải chịu di chứng nguy hiểm của căn bệnh viêm màng não.
Vì thế, trong những ngày gần đây, khi nhiệt độ ngoài trời lên đến ngưỡng đỉnh điểm 35-36 độ C, trẻ nhỏ rất dễ mắc phải căn bệnh viêm màng não.
Đừng để đến khi trẻ gặp nạn mới tìm cách điều trị mà nên sớm nhận biết những dấu hiệu rõ rệt nhất của viêm màng não ở trẻ em.
1. Sốt đột ngột
Sốt là biểu hiện của cơ thể giúp chống lại những virus gây bệnh. Sốt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau và cũng là dấu hiệu chính thông báo trẻ có khả năng mắc viêm màng não. Vì thế, khi thấy trẻ đột ngột sốt, cha mẹ cần theo dõi sát sao kèm các dấu hiệu khác để chẩn đoán đúng bệnh. Nếu trẻ sốt cao không rõ nguyên nhân, cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
2. Nhức đầu
Trẻ sốt cao vài ngày kèm theo dấu hiệu đau đầu, nhức đầu rất có thể là nguyên nhân của bệnh viêm màng não. Khi thấy con có dấu hiệu này, cha mẹ nên để ý thêm phần thóp đầu của con, nếu phình lên là rất nguy hiểm, cần nhập viện ngay.
3. Mắt mờ
Trẻ bị viêm màng não thị lực thường khá kém. Vì thế, khi thấy con kêu nhức mắt, mỏi mắt, nhìn mọi thứ nhòe nhòe, mẹ nên yêu cầu con nghỉ ngơi để theo dõi thêm xem có đúng đã mắc viêm màng não hay không.
4. Đau bụng và nôn
Đau bụng và nôn là hai biểu hiện khá nghiêm trọng của trẻ đã mắc viêm màng não. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể rất thèm ăn nhưng ăn là nôn.
5. Khó nhìn ánh sáng
Nếu thấy con có dấu hiệu nhạy cảm với ánh sáng, tránh ánh sáng, đau đầu khi nhìn ánh sáng hoặc dùng tay che mắt khi ra ngoài ánh sáng, hãy nghĩ đến việc trẻ có thể bị viêm màng não. Hỏi thêm bác sĩ về dấu hiệu này.
6. Cứng cổ
Một trong những triệu chứng viêm màng não ở trẻ điển hình nhất là cứng cổ dẫn đến việc khó quay đầu.
Nếu thấy trẻ thường ôm đầu một cách kì lạ hoặc cảm thấy cổ chúng ít linh hoạt hơn bình thường thì bố mẹ hãy thử cho cằm của con chạm ngực.
Nếu có thể chạm cằm vào ngực mà không có bất cứ khó khăn gì là ổn. Nhưng nếu nó gây khó chịu và thậm chí là đau khi cho cằm chạm ngực thì hãy đưa đến bác sĩ để kiểm tra kịp thời.
7. Phát ban
Vào mùa hè, việc trẻ nổi các ban đỏ là khá phổ biến. Nó có thể là rôm sảy, côn trùng đốt nhưng cũng có thể dấu hiệu của việc phát ban do viêm màng não.
Có thể kiểm tra việc trẻ mắc viêm màng não hay không qua các nốt phát ban như sau:
Mẹ hãy lấy một cốc thủy tinh sạch rồi ấn nhẹ chiếc cốc lên vùng da phát ban của trẻ. Bố mẹ cứ ấn chiếc cốc như vậy cho đến khi da bé chuyển sang màu nhạt. Nếu vết ban biến mất hoặc mờ đi thì không phải do viêm màng não. Nhưng nếu khi ấn, viết ban vẫn có thể nhìn rõ qua thành cốc thì đó là do viêm màng não. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, thử nghiệm này không phải chính xác 100% nên tốt nhất, bác sỹ sẽ khám và chẩn đoán bệnh này.
8. Trẻ không thể kéo thẳng chân
Bố mẹ hãy để trẻ nằm ngửa đầu không gối, chân duỗi thẳng, sau đó luồn tay dưới gót chân bé rồi nâng cả 2 chân lên từ từ. Bình thường nâng lên đến trên 70 độ chân vẫn duỗi thẳng, nhưng nếu chưa tới 70 độ mà chân bé đã co lại (cẳng chân gập về phía đùi) thì đây là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị viêm màng não.
Bên cạnh đó, mẹ có thể kiểm tra bằng cách cho trẻ nằm ngửa đầu không gối, hai chân duỗi thẳng. Mẹ hãy từ từ nâng đầu trẻ lên, nếu có hiện tượng co cứng, cẳng chân trẻ gập vào đùi, đùi gập vào bụng thì bố mẹ cần đưa bé đi kiểm tra ngay vì rất có thể bé đã bị viêm màng não.