Mỗi một đứa trẻ khi sinh ra đều như một tờ giấy trắng, tính cách của con sẽ dần dần hình thành, phần lớn cũng còn phụ thuộc vào cách nuôi dạy của bố mẹ. Vì vậy, muốn con có một tương lai hoàn hảo bạn cần sửa sai ngay khi con mắc những lỗi này.
- Những dấu hiệu ở trẻ nhỏ cho thấy con đang phát triển trí não rất tốt, bố mẹ hãy vui mừng đi nhé
- 5 loại thực phẩm giàu canxi, mẹ cho con ăn sẽ giúp bé phát triển tốt, cao lớn thông minh hơn
Tính tham lam và không biết chia sẻ
Có rất nhiều bạn trẻ có bản tính này chỉ muốn những thứ mình thích thuộc về riêng bản thân mình không muốn san sẻ cho bạn. Nhưng lại có thói quen cầm đồ chơi của bạn về và xem đó là món đồ của riêng mình. Một số cha mẹ cho rằng con mình còn nhỏ, thiếu hiểu biết nên lấy nếu con thích.
Tuy nhiên, nếu không được sửa sai hình thành thói quen này sẽ đi vào tiềm thức của trẻ, sang nhà người khác chơi nhất định sẽ lấy đi một hoặc hai món đồ chơi, không cần biết người khác có đồng ý hay không. Thói quen này không chỉ khiến con bạn bị bạn bè xa lánh mà cả người lớn cũng chẳng muốn tiếp xúc với một đứa trẻ ngỗ nghịch. Vì thế, để con có thể trưởng thành một cách tốt nhất bạn nên dạy con cách san sẻ, bỏ đi bản tính tham lam nhé.
Không dám thừa nhận trách nhiệm
Có nhiều đứa bé có thể ý thức được điều mình làm sai tuy nhiên không bao giờ dám đứng ra nhận lỗi, có thể từ những vụ việc trước đó bé đã bị người lớn quát mắng và thậm chí là dùng đến đòn roi. Cứ như vậy, trong bé dần hình thành cảm giác sợ sệt cho nên mỗi khi xảy ra chuyện tương tự, bé đều chọn cách kiên quyết không nhận lỗi và đổ tại 1 người khác.
Thừa nhận trách nhiệm cũng là một phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách đúng đắn của một con người. Khi trẻ phạm sai lầm, bố mẹ không nên đứng trên lập trường của người lớn để đánh giá sự việc rồi phê bình con. Hãy từ từ phân tích cho trẻ hiểu rõ việc con làm và chấp nhận sự thật, tuyệt đối không được đùn đẩy cho người khác để đổ oan.
Bé hay chen ngang lời người khác
Không chỉ với người lớn mà còn với cả bạn bè, thói quen chen ngang, ngắt lời là tính xấu. Không chỉ thể hiện sự thiếu tôn trọng, đó còn tạo cho con tính thiếu kiên nhẫn, không biết lắng nghe người khác. Lần một lần hai ba mẹ còn có thể đổ cho việc con còn nhỏ, nhưng sau đó ba mẹ nên nghiêm khắc tỏ thái độ không đồng ý và uốn nắn con ngay. Nên tập cho con cách giữ im lặng khi người khác nói chuyện và chỉ nên nói khi nhận thấy mọi người đã có thể lắng nghe mình.