Nên ăn cá hồi màu hồng đậm hay hồng nhạt: Cho con ăn nhiều nhưng ít bà mẹ biết cách chọn

Chăm sóc con 31/08/2018 05:30

Đặt 2 miếng cá hồi có màu hồng đậm và hồng nhạt, bạn sẽ chọn miếng nào? Thật ra, sự khác biệt về màu sắc thịt cá thể hiện nguồn gốc, từ đó tiết lộ về hàm lượng dinh dưỡng.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc tiêu thụ hải sản rất có lợi cho sức khỏe và khuyên chúng ta nên ăn khoảng 230g hải sản/tuần, đặc biệt là cá hồi.

Cá hồi là một nguồn thực phẩm lý tưởng với nguồn cung dồi dào axit béo omega-3, chất đạm, vitamin A, vitamin D, canxi,… Vì vậy, cá hồi trở thành nguồn thực phẩm phổ biến khắp thế giới.

Nhu cầu tiêu thụ quá lớn dẫn đến sự xuất hiện của nhiều trang trại nuôi cá hồi. Một câu hỏi được đặt ra là cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã, loại nào sẽ tốt cho sức khỏe hơn?

Nên ăn cá hồi màu hồng đậm hay hồng nhạt: Cho con ăn nhiều nhưng ít bà mẹ biết cách chọn - Ảnh 1

Điều kiện sống cá hồi hoang dã và cá hồi nuôi

Cá hồi nuôi là cá được "quây" trong những lồng hẹp với chế độ dinh dưỡng và chăm sóc được kiểm soát, từ không gian sống cho đến nguồn nước, nhiệt độ, thức ăn, thậm chí cả thuốc men mỗi khi "đau ốm".

Trong khi đó, cá hồi hoang dã sống và sinh sản trong tự nhiên. Con người không thể kiểm soát việc chăn nuôi, cho ăn hoặc sức khỏe của chúng. Cá hồi hoang dã có thể tự do bơi xa và không bị giới hạn không gian sống.

Điểm chung là các chất gây ô nhiễm, hóa chất và tác động của môi trường có thể ảnh hưởng đến cá hồi hoang dã cũng như cá hồi nuôi.

Chúng có sự khác biệt gì về chất dinh dưỡng?

Thông thường, cá hồi hoang dã chứa ít calo, chất béo bão hòa, vitamin A và D hơn cá hồi nuôi nhưng lại chứa nhiều chất đạm hơn.

Trong khi đó, hàm lượng omega 3 của cá hồi nuôi và hoang dã sẽ thay đổi tùy thuộc vào những gì chúng ăn.

Theo một đánh giá năm 2017 tại Mỹ, cá hồi hoang dã và cá hồi nuôi có hàm lượng axit béo omega-3 tương đương nhau. Trong khi cá hồi hoang dã có hàm lượng axit béo omega-6 và DHA (Docosahexaenoic acid) cao hơn cá hồi nuôi.

Omega-3 là một axit béo rất quan trọng đối với chức năng của não bộ, thị lực, chống viêm sưng, tăng cường sản xuất tinh trùng,…

Cả cá hồi nuôi và hoang dã đều chứa một số hợp chất không tốt cho cơ thể. Điều này là do cá hồi có thể hấp thụ một số hóa chất và chất ô nhiễm thông qua chế độ ăn uống và điều kiện môi trường sống của chúng.

Nên ăn cá hồi màu hồng đậm hay hồng nhạt: Cho con ăn nhiều nhưng ít bà mẹ biết cách chọn - Ảnh 2
Cá hồi hoang dã (bên trái) có màu hồng đậm hơn cá hồi nuôi nhốt (bên phải). Ảnh: Youtube

Cách để phân biệt cá hồi hoang dã và cá hồi nuôi?

Cách tốt nhất để phân biệt hai loại cá này là qua màu sắc. Cá hồi hoang dã và cá hồi nuôi có màu sắc khác nhau do chế độ ăn của chúng.

Cá hồi hoang dã ăn các loài nhuyễn thể, tảo, cua và tôm. Những loài này có hàm lượng carotenoid cao gọi là astaxanthin, khiến thịt cá hồi màu hồng đỏ. Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh và chống viêm rất cần thiết cho sức khỏe chung của cá.

Ngày nay, cá hồi nuôi cũng được bổ sung thức ăn có chứa astaxanthin tổng hợp. Tuy nhiên, phiên bản tổng hợp của astaxanthin không "mạnh" bằng phiên bản tự nhiên nên thịt cá hồi nuôi thường có màu hồng nhạt hơn.

Ngoài ra, cá hồi nuôi thường béo hơn cá hồi hoang dã. Điều này có thể quan sát bằng mắt thường bởi thân cá hồi nuôi trông khá tròn. Cá hồi hoang dã chỉ có theo mùa và màu sắc thịt có thể đa dạng hơn do nguồn thức ăn và chế độ ăn phong phú.

Nguy cơ nhiễm các chất độc hại của hai loại cá hồi

Một nghiên cứu gần đây cho thấy cá hồi Đại Tây Dương có hàm lượng POP cao hơn cá hồi nuôi. Điều này có thể là do môi trường sống của chúng không được kiểm soát và do các chất gây ô nhiễm trong đại dương.

POP là các chất hữu cơ do con người tạo ra và phải mất rất nhiều thời gian để phân hủy. POP bao gồm thuốc trừ sâu, dược phẩm, hóa chất công nghiệp,… và có thể tích tụ trong mô động vật.

POP có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 ở người, gây nhiễm độc hệ thần kinh và có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson và Alzheimer.

Có vẻ như cá hồi nuôi có thể chứa ít POP hơn cá hồi hoang dã. Tuy nhiên, điều này phụ thuộc vào thức ăn và môi trường sống của cá.

Theo Nhóm công tác môi trường (EWG), cá hồi nuôi có chứa một dạng POP được gọi là polychlorinated biphenyl (PCB) cao nhiều gấp từ 5-10 lần cá hồi hoang dã.

Bên cạnh đó, những người chăn nuôi đôi khi cho cá hồi dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc thú y khác để đảm bảo chúng luôn khỏe mạnh. Một số người lo ngại rằng việc sử dụng thuốc kháng sinh cho cá có thể làm gia tăng kháng thuốc kháng sinh ở con người.

Cá hồi hoang dã ít tiếp xúc với các loại thuốc thú y hơn là cá hồi nuôi. Do vậy, chọn cá hồi hoang dã là lựa chọn an toàn nhất cho những người lo lắng về việc ăn phải thuốc thú y.

Huyết áp cao ở trẻ em

Huyết áp cao ở trẻ em đang là tình trạng đang ngày càng gia tăng, vậy nguyên nhân do đâu?

TIN MỚI NHẤT