Có nhiều nguy cơ xảy ra với trẻ nếu vui chơi, sinh hoạt dưới trời nắng nóng. Bố mẹ phải làm gì nếu con say nắng?
- Cậu bé 2 tuổi phải sống thực vật vì sai lầm của người lớn, cha mẹ hối hận thì đã muộn
- Gội đầu cho con trước khi tắm là “HẠI TRẺ”: Sai lầm NGHIÊM TRỌNG nhiều bà mẹ mắc phải, bỏ trước khi quá muộn
Dấu hiệu trẻ bị say nóng, say nắng
- Da bé ửng đỏ, nóng hấp và thường bị sốt cao trên 40 độ C, nhưng lại không chảy mồ hôi
- Trẻ có cảm giác buồn nôn, nôn.
- Trẻ có những hiện tượng như co giật, động kinh và sốc
- Trông mặt mũi trẻ xám, nhợt nhạt, và có thể kèm theo tình trạng da bị lạnh toát.
- Trẻ kêu đau đầu, hoa mắt chóng mặt, cơ thể mệt lả, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở, chuột rút.
- Một số trẻ yếu có thể ngất xỉu.
Sơ cứu đúng cách trẻ bị say nắng, say nóng
Khi nhận thấy trẻ bị say nắng, say nóng, trước hết cần gọi xe cấp cứu để đưa trẻ đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.
Tuy nhiên trong lúc chờ xe đến, cần tìm cách giảm nhiệt độ cơ thể bé nhanh nhất, qua các bước sau:
-Say nắng, sốc nhiệt có thể đe dọa tính mạng trẻ. Vì thế, phụ huynh cần bình tĩnh và nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu tại cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi ngay cho bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Trong thời gian đó:
- Lập tức đưa trẻ vào nơi mát mẻ, thoáng khí. Bỏ những gì cản trở sự hô hấp như cúc áo, cúc quần hoặc quần dài để hạ nhiệt. Giải tán những người xung quanh, đồng thời quạt nhẹ cho bé chứ không phả thẳng vào mặt.
- Sử dụng khăn sạch thấm nước mát lau khắp cơ thể. Chườm khăn ở trán, ngực, nách, cánh tay, đùi để lỗ chân lông của bé thông thoáng, nhiệt lượng thoát ra ngoài. Việc uống thuốc hạ sốt lúc này theo bác sĩ Bình là không hiệu quả. Trong trường hợp hôn mê, nhúng người vào nước lạnh có thể cứu sống trẻ. Khi đã đỡ các triệu chứng nguy hiểm, bù nước và các chất điện giải bằng cách cho trẻ uống nước pha muối (4-5g muối ăn trong một lít nước), nước ép trái cây hoặc dung dịch oresol cho đến khi hết khát.
Tuy nhiên, phụ huynh cần đặc biệt lưu ý, không nên cho trẻ ăn hoặc uống bất kỳ thứ gì khi chưa tỉnh hẳn, đợi sau khi tỉnh táo mới cho ăn, uống để bổ sung lượng nước và muối bị mất đi. Cần cho trẻ uống thật từ từ, từng chút một để tránh tình trạng nôn, mỗi lần không vượt quá 300ml.
- Sau khi được sơ cứu kịp thời, những biện pháp kể trên vẫn cần tiếp tục thực hiện trong xe trên đường đến bệnh viện, vì chúng rất hữu ích cho việc xử trí say nắng tiếp nối.
Các mẹ giúp con tránh bị say nắng, say nóng bằng cách nào?
Trẻ rất dễ bị say nắng, say nóng do các bé chưa ý thức được những tác hại của việc vô tư vui chơi ngoài trời khi thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao (khi vào hè). Mẹ hãy giúp bé ngăn ngừa tình trạng này bằng các cách sau:
Không ra ngoài trời giữa trưa hè
Theo Bác sĩ Bình, để tránh bị say nắng, cha mẹ không nên cho trẻ ra ngoài trong khoảng thời gian 10h-15h. Đây là thời điểm nắng gắt nhất, nên nguy cơ sốc nhiệt rất cao. Đồng thời, trẻ cần tránh xa nơi có ánh sáng phản chiếu mạnh như mặt cát, mặt kính, gương, chỉ nên chơi ở chỗ râm mát dưới bóng cây...
Khi bé cần tập luyện ngoài trời nắng, trước đó vài ngày bố mẹ nên cho bé ra nắng để cơ thể quen dần. Ngoài ra, tránh cho bé vận động quá sức. Nếu bé cảm thấy khó chịu, ngừng ngay việc tập luyện và vào chỗ mát nghỉ ngơi.
Bù nước
Có một nguyên tắc bất di bất dịch trong mùa hè, đó là mang theo nước bên mình. Hãy luôn nhắc trẻ uống nước, đừng để trẻ mải chơi, đến khi khát quá mới uống cả bình sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây
Các loại rau quả như bí đao, mướp đắng, dưa chuột, bí đỏ, cà chua, xà lách, nước dừa, dưa hấu… vừa giúp bổ sung lượng nước cho cơ thể, lại có tác dụng giải nhiệt, chống say nắng hiệu quả.