Mùa dịch bệnh thủy đậu ở trẻ em: Chi tiết cách điều trị và những kiêng kỵ

Chăm sóc con 01/07/2019 05:30

Thủy đậu có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ. Vì vậy bố mẹ cần phải nắm rõ các dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh để điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 12 tuổi. Bệnh lành tính nhưng lại dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy mẹ cần phải nắm rõ các dấu hiệu cũng như cách điều trị bệnh để đảm bảo an toàn cho bé.

 

DẤU HIỆU BÉ BỊ THỦY ĐẬU

Bệnh thủy đậu thường bắt đầu với việc bé bị sốt, nhức đầu, đau họng, hoặc đau đầu mà không bị phát ban. Những triệu chứng này có thể kéo dài trong vài ngày. Bé sẽ sốt ở mức 38.3 - 38.8°C.

Mùa dịch bệnh thủy đậu ở trẻ em: Chi tiết cách điều trị và những kiêng kỵ - Ảnh 1

Bé sẽ nổi các mụn nước khắp người khi bị thủy đậu. (Ảnh minh họa)

Sau đó bé sẽ bị nổi các “nốt dạ” ở vùng bụng hoặc lưng, sau đó nó sẽ lan ra khắp cơ thể (bao gồm cả đầu, miệng, cánh tay, chân và bộ phận sinh dục).

Các nốt dạ ban đầu có dạng tròn nhỏ, trông giống mụn nhọt hoặc vết cắn của côn trùng. Chúng xuất hiện nhanh chóng từ 2 đến 4 ngày, sau đó phát triển thành các mụn nước, bóng nước. Sau đó các nốt dạ này sẽ khô đi, đóng vảy và tự khỏi trong vòng 4 đến 5 ngày.

Đối với các bé có hệ miễn dịch yếu hoặc các rối loạn da như eczema thì các nốt dạ có thể lây lan rộng và nghiêm trọng hơn.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM

Bệnh thủy đậu có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, ai cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bệnh lây lan rộng rãi vào mùa đông xuân.

Virus varicella-zoster (VZV) là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Loại virus này cũng có thể gây ra bệnh zona thần kinh. Sau khi đã bị mắc bệnh thủy đậu thì virus này vẫn nằm yên ở trong cơ thể bé. Mặc dù bệnh thủy đậu đã biến mất nhưng virus VZV có thể gây ra bệnh zona sau này.

Các triệu chứng của zona bao gồm ngứa, đau một vùng cơ thể và phát ban. May mắn là trẻ em và thanh thiếu niên thường chỉ bị mắc zona dạng nhẹ. Các trường hợp zona nặng thường xảy ra ở người cao tuổi.

Các bé được tiêm chủng ngừa đậu mùa thường sẽ không bị zona khi lớn. Nếu bệnh zona xảy ra ở các bé tiêm chủng cũng sẽ nhẹ hơn và ít biến chứng hơn so với người không được tiêm chủng.

Mùa dịch bệnh thủy đậu ở trẻ em: Chi tiết cách điều trị và những kiêng kỵ - Ảnh 2

Cho trẻ tiêm phòng vacxin thủy đậu theo lịch tiêm chủng mở rộng sẽ giúp ngăn ngừa bị bệnh. (Ảnh minh họa)

CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU Ở TRẺ EM

Bệnh thủy đậu do virus gây ra. Vì vậy thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên đôi khi kháng sinh cũng được sử dụng nếu vi khuẩn xâm nhiễm vào các vết loét. Trường hợp này khá phổ biến ở trẻ em vì chúng thường gãi.

Khi bé bị thủy đậu bố mẹ nên cho bé đi bệnh viện khám chữa. Các bác sĩ sẽ quyết định quá trình điều trị dựa vào độ tuổi, sức khỏe và mức độ nhiễm trùng của bé. Một loại thuốc kháng virus có thể được kê đơn cho các bé bị thủy đậu có nguy cơ bị biến chứng.

Để giúp bé giảm sốt, bớt ngứa bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau tại nhà:

- Khi bé bị thủy đậu bố mẹ cần cách ly bé khỏi những người khác trong nhà để phòng tránh lây bệnh. Các đồ dùng cá nhân của bé như bát đũa, bàn chải, khăn mặt… phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ.

- Bố mẹ giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách cho bé tắm nước ấm và dùng khăn mềm mại để lau người nhẹ nhàng. Khi tắm cho bé cần tránh làm vỡ các nốt thủy đậu. Sau khi tắm xong dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo cho bé.

- Móng tay của bé nên được cắt ngắn và rửa sạch sẽ. Đối với trẻ nhỏ, bố mẹ cần cho bé mang găng tay để tránh gãi làm xước các nốt thủy đậu.

- Cho bé uống nhiều nước, điều này giúp ngăn ngừa việc bé bị mất nước.

Mùa dịch bệnh thủy đậu ở trẻ em: Chi tiết cách điều trị và những kiêng kỵ - Ảnh 3

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp bé nhanh khỏi bệnh. (Ảnh minh họa)

- Cho bé ăn đồ ăn mềm, mát và nhạt vì bệnh thủy đậu có thể khiến cho việc ăn uống khó khăn. Bố mẹ nên tránh cho bé ăn các loại đồ ăn có tính axit hoặc nhiều muối như nước cam, bánh quy. Thực đơn của bé phải đa dạng và giàu chất dinh dưỡng để giúp tăng cường sức đề kháng.

- Cho bé mặc quần áo thoải mái không quá lạnh hoặc quá nóng. Quần áo nên được làm từ các loại vải mềm mát như vải bông.

BÉ BỊ THỦY ĐẬU CẦN KIÊNG NHỮNG GÌ?

Khi bé bị thủy đậu bố mẹ cần kiêng kị những việc sau:

- Kiêng dùng thuốc aspirin: Không cho bé sử dụng aspirin vì nó có khả năng gây ra một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm gọi là hội chứng Reye, có thể dẫn đến suy gan và thậm chí tử vong.

- Kiêng gãi, làm vỡ nốt thủy đậu: Bố mẹ cần nhắc bé không gãi để tránh làm vỡ và xước các nốt thủy đậu. Vì khi các nốt dạ bị vỡ sẽ để lại sẹo, dễ bị nhiễm trùng và khiến bệnh lây lan sang các vùng da khác nhanh hơn.

- Kiêng dùng chung đồ: Để tránh lây lan bệnh bố mẹ cần cách ly bé khỏi mọi thành viên trong nhà. Đồ dùng của bé phải dùng riêng và được tẩy trùng sạch sẽ.

- Kiêng gặp mọi người: Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan vì vậy bố mẹ nên cho bé nghỉ học khi bị bệnh.

Bác sĩ Phi Nga cho biết: “Không có thuốc đặc trị bệnh thủy đậu. Phần lớn, là điều trị các triệu chứng như hạ sốt, chống ngứa, chống nhiễm trùng,… Do vậy, khi thấy trẻ có cách triệu chứng của bệnh thủy đậu, các mẹ cần điều trị ngay và luôn bệnh cho con”.

Để điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ, cần phải:

- Cách ly trẻ bị bệnh để tránh lây lan với người khác. Mọi đồ dùng của trẻ như khăn mặt, bàn chải đánh răng, cốc uống nước… phải dùng riêng.

- Vệ sinh miệng và thân thể cho trẻ. Cần cho trẻ tắm bằng nước ấm, tránh làm vỡ các bỏng nước. Sau đó dùng khăn xô thấm khô người và mặc quần áo.

- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thức ăn mềm và dễ tiêu hóa. Uống nhiều nước lọc, nước cam và ăn thêm hoa quả bổ sung vitamin như chuối,…

Đặc biệt, khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh thủy đậu phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám, tư vấn, theo dõi và điều trị bệnh kịp thời.

- Cách phòng ngừa: Theo bác sĩ Phi Nga, cần cho trẻ tránh xa người bệnh đang bị thủy đậu để tránh lây truyền. An toàn hơn cả là cho trẻ tiêm phòng vacxin thủy đậu theo lịch tiêm chủng mở rộng.

Ngay từ 13 tháng tuổi, cha mẹ hãy dạy điều này để giáo dục giới tính cho con trước khi quá muộn

Bắt đầu từ lúc 13 tháng tuổi, cha mẹ đã có thể bắt đầu giáo dục giới tính cho con và đừng bỏ qua điều quan trọng này.

TIN MỚI NHẤT