Nhiều phụ huynh đang biến thiết bị điện tử thành “trợ thủ đắc lực”, “bảo mẫu tốt” mà quên đi những tác hại con phải đối mặt.
- Nữ sinh tự sát nhiều hơn nam sinh, vì sao vậy?
- Ép ăn, tự tay làm thay mọi thứ không ngờ lại hại con thê thảm
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ điện tử, trẻ em tiếp xúc với các sản phẩm điện tử đang có xu hướng trẻ hóa.
Trẻ em dưới 3 tuổi có nên tiếp cận màn hình điện tử không?
Câu trả lời là không. Trẻ em dưới 3 tuổi tốt nhất không nên tiếp xúc với màn hình điện tử, kể cả điện thoại di động, iPad, TV,… Tác hại của các sản phẩm điện tử đối với trẻ em là điều gần như không thể thay đổi.
Ảnh hưởng tiêu cực đến mắt
Thị giác của trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện quan trọng trong độ tuổi từ 0 đến 12.
Thị lực đang trong thời kỳ không ổn định, chức năng điều chỉnh của mắt rất mỏng manh, do độ sáng và khoảng cách nhìn thường xuyên bị chập chờn nên mắt phải căng thẳng tự điều chỉnh để có thể nhìn rõ thông tin trên màn hình. Do đó, các cơ tương thích của mắt, đặc biệt là cơ mi phải thường xuyên vận động, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như mỏi thị giác, khô mắt, cận thị.
Số liệu cho thấy tỷ lệ kém thị lực của học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và đại học lần lượt là 45,71%, 74,36%, 83,28% và 86,36%.
Ảnh hưởng đến cột sống cổ
Cúi đầu liên tục nhìn vào màn hình sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa đốt sống cổ nghiêm trọng.
Chậm phát triển vận động, ngôn ngữ
Cách tốt nhất để giúp trẻ phát triển thể chất, tinh thần và trí não là vận động. Trẻ sẽ rất im lặng khi xem màn hình điện tử, nếu để trong thời gian dài, trẻ sẽ không chủ động thực hiện các hoạt động thể chất, vận động.
Trẻ 0 - 3 tuổi đang trong giai đoạn tiếp thu nhạy cảm về vận động, bản thân các em cần hoạt động nhiều để thúc đẩy sự phát triển vận động của bản thân, từ đó thúc đẩy quá trình myelin thần kinh não bộ.
Ngoài ra, trẻ em dưới 3 tuổi đang trong giai đoạn nhạy cảm về lời nói, chúng cần giao tiếp trực tiếp với mọi người để tiếp thu ngôn ngữ, cần nhìn thấy chuyển động môi của để tiếp thu cách phát âm chính xác, điều mà thiết bị điện tử không thể làm được và cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Béo phì
Ngồi lâu cộng với xã hội hiện đại nhiều chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến việc trẻ ngày càng lười vận động, lâu dần sẽ dẫn đến khả năng béo phì cao hơn.
Bức xạ
Mặc dù người lớn có thể không gặp vấn đề với việc sử dụng hàng ngày, nhưng trẻ em thì khác. Não và hệ thống miễn dịch của chúng vẫn đang phát triển và có thể dễ bị bức xạ hơn.
Tác động tâm lý của các thiết bị điện tử đối với trẻ nhỏ
Rào cản giao tiếp xã hội
Đối với trẻ em, không có gì tốt hơn là sự tương tác, giao tiếp giúp chúng hoàn thiện thế giới quan và hình thành nhân cách tốt. Vì vậy, trẻ nên chơi với các bạn cùng lứa tuổi và tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn. Những cuộc trao đổi này dạy trẻ cách kiểm soát cảm xúc của mình và cách xử lý các mối quan hệ với người khác.
Ngược lại, việc đối thoại lâu dài giữa con người với máy tính gây cản trở sự giao tiếp giữa cha mẹ với con cái và giữa bạn bè đồng trang lứa, dễ hình thành lối suy nghĩ một chiều.
Việc sử dụng quá nhiều các sản phẩm điện tử cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ cũng như các vấn đề như lo lắng, lú lẫn, giảm tập trung và tự kỷ.
Mất tập trung khi sử dụng thiết bị điện tử
0 - 3 tuổi là giai đoạn quan trọng và nhanh nhất đối với sự phát triển trí não của trẻ. Các yếu tố của sự phát triển trí não phụ thuộc vào sự kích thích do môi trường phong phú mang lại, nếu cho trẻ nhỏ tiếp xúc với các sản phẩm điện tử quá sớm chắc chắn sẽ khiến não bộ chậm phát triển hơn, thậm chí thay đổi bệnh lý.
Về lâu dài, đứa trẻ sẽ thiếu tập trung, chậm phát triển nhận thức, khả năng học tập, trở nên bốc đồng và thiếu tự chủ, biểu hiện là những cơn cáu kỉnh.
Các khuynh hướng bạo lực
Một số trò chơi hoặc phim hoạt hình không hướng dẫn trẻ em cách cư xử đúng đắn và có nhiều vấn đề khác nhau như bạo lực, ảo tưởng và không phù hợp với thế giới thực.
Trẻ em dưới 3 tuổi không biết phân biệt đúng sai, vì vậy chúng tiếp thu tất cả và xây dựng nhân cách cho riêng mình.