Mẹ cứu con thoát khỏi bàn tay tử thần "bệnh dại” chỉ bằng việc vô cùng đơn giản nhưng 99% các mẹ bỏ qua

Chăm sóc con 08/03/2019 05:30

Trẻ con thường hay vui đùa với chó mèo nên việc bé bị động vật cắn là điều không tránh khỏi. Nếu biết xử lý kịp thời bạn có thể cứu sống con mình trong tích tắc.

Trong lúc chơi đùa, một cháu bé tên Bùi Hoàng Phi L, 5 tuổi ở Quảng Nam không may bị chó cắn. Do gia đình không hay biết nên không đưa cháu đi tiêm phòng. Gần 1 tháng sau, cháu bé phát bệnh nghi là bệnh dại và được gia đình đưa đến bệnh viện chữa trị, nhưng cháu đã tử vong. Do gia đình không hay biết nên không đưa cháu đi tiêm phòng. Sau đó, cháu Phi L. phát bệnh với các biểu hiện co giật, hạ huyết áp... nghi do bệnh dại. Mặc dù gia đình đã đưa cháu Phi L. ra các bệnh viện ở Đà Nẵng để chạy chữa nhưng sức khỏe của cháu càng lúc càng xấu. Đến tối 6-12, thì cháu Phi L. đã tử vong.Theo Bác sĩ khuyến cáo người nhà có thể cứu trong bé nếu như thực hiện nhanh các bước sau:

Mẹ cứu con thoát khỏi bàn tay tử thần 'bệnh dại” chỉ bằng việc vô cùng đơn giản nhưng 99% các mẹ bỏ qua - Ảnh 1

Chỉ một vết thương nhỏ nhưng bé có thể thiệt mạng nếu mắc bệnh dại

Đưa con đi tiêm phòng dại

Việc đưa con đi tiêm phòng dại giúp con bạn dễ dàng phòng chống bệnh dại, giúp bé giảm bớt nguy cơ tai biến khi chẳng may bị chó hoặc động vật cào cắn. Tuy nhiên ở Việt Nam rất nhiều bà mẹ quên cho con làm việc này, chỉ khi mất bò mới lo làm chuồng thì đã muộn.

Vệ sinh vết chó cắn

Vệ sinh vết cắn là bước vô cùng quan trọng, nếu bạn xử lý không đúng cách hoặc không kịp thời có thể làm tăng thêm nguy hiểm cho cơ thể. Bạn phải tách rời phần quần/áo ra khỏi vị trí vết cắn. Dùng nước ấm thì càng tốt. Bạn có thể sử dụng xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng vết thương. Tuy nhiên, tránh chà sát quá mạnh sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.

Kiểm tra vết chó cắn

Sau khi vệ sinh sạch sẽ vết cắn xong thì lúc này bạn cần kiểm tra lại xem tình trạng vết cắn nặng nhẹ thế nào. Nếu chỉ là vết xước ngoài da hoặc vết thương nhỏ thì bạn có thể tự băng bó tại nhà.

Băng bó vết thương

Sau khi rửa sạch vết thương xong thì bạn nên dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó lại vết thương nhằm cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn tấn công. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là không nên băng quá chặt sẽ khiến máu khó lưu thông. Trong trường hợp nếu vết thương khá sâu và máu chảy không ngừng thì sau khi sơ cứu băng bó vết thương xong, bạn phải nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh tình trạng mất quá nhiều máu.

Những điều cha mẹ cần biết để tránh nguy hiểm đến tính mạng cho con sau tiêm chủng

Sau khi cho con đi tiêm chủng về cha mẹ rất nên lưu ý những điều sau để đảm bảo sức khỏe cũng như tránh những nguy hiểm đến tính mạng con mình.

TIN MỚI NHẤT