Lưỡi bé bị nổi hạt trắng là bệnh gì? Cha mẹ phải xử lý như thế nào?

Chăm sóc con 05/10/2022 11:00

Lưỡi bé bị nổi hạt trắng là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ và khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Cha mẹ không biết tình trạng có những hạt  trắng trong miệng bé là bệnh gì, có nguy hiểm gì cho sức khỏe và sự phát triển của bé hay không. Hãy cùng tìm hiểu ngay câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!

Lưỡi trẻ bị nổi hạt trắng là bệnh gì?

Trên niêm mạc lưỡi của trẻ xuất hiện những hạt màu trắng nhỏ, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, bú ít, ăn ít,… khiến cha mẹ rất lo lắng. Các cha mẹ đều lo lắng rằng không biết đây là tình trạng gì, vì sao lại xảy ra và nếu xảy ra phải làm thế nào. Để nắm được chính xác bé bị bệnh gì thì cần được tới cơ sở y tế để thăm khám bởi các bác sĩ có chuyên môn.

luoi-be-bi-noi-hat-1
Những hạt bất thường ở lưỡi và miệng bé khiến cha mẹ lo lắng!

Tuy nhiên, khi lưỡi trẻ xuất hiện những hạt màu trắng, có thể to, nhỏ nhiều kích cỡ, mọc từng nốt riêng lẻ hoặc mọc thành đám khác nhau trong vùng lưỡi của bé thì có thể do 2 nguyên nhân:

Trường hợp 1: Bé bị nhiệt lưỡi

Bé bị nhiệt lưỡi thường có các triệu chứng như quấy khóc, biếng ăn, miệng chảy nước dãi nhiều hơn, trong vùng niêm mạc lưỡi và miệng của bé xuất hiện các hạt nhỏ màu trắng, màu ngà có kích thước khoảng 1-2mm. Các đốm này có thể to dần lên, hơi mọng nước, sau đó đồng loạt vỡ ra thành các vết loét tại niêm mạc lưỡi. Các vết loét này có thể tự lành trong thời gian 7-10 ngày. Sau đó có thể tái phát và lặp lại các triệu chứng tương tự.

luoi-be-bi-noi-hat-2
Các hạt nổi ở lưỡi bé trước khi vỡ thành vết loét do nhiệt lưỡi!

Trường hợp 2: Bé bị nấm lưỡi

Lưỡi bé bị nổi hạt trắng do bị nấm lưỡi thường phổ biến hơn. Nguyên nhân là do niêm mạc ở vùng lưỡi bị tổn thương vì sự tích tụ quá mức của nấm candida. Dấu hiệu ban đầu là xuất hiện các hạt, đốm màu đỏ sẫm trên lưỡi trẻ, sau đó chuyển dần sang màu trắng như màu sữa.

Các hạt nấm lưỡi này thường xuất hiện thành từng cụm, từng mảng trắng lớn, dính chặt vào lưỡi của bé, khiến bé khó chịu, biếng ăn và bú ít hơn. Không chỉ vậy những vết nấm lưỡi màu trắng này thường nhanh chóng phát triển, khó làm sạch và dễ gây đau rát, chảy máu cho bé khi mẹ dùng khăn, dùng gạc để lau lưỡi cho bé.

luoi-be-bi-noi-hat-3
Biểu hiện nấm lưỡi ở trẻ mà mẹ cần lưu ý!

Tóm lại, cá nấm lưỡi và nhiệt lưỡi đều là một trong các bệnh về lưỡi ở trẻ em rất thường gặp, không nguy hiểm nhiều nhưng lại khiến trẻ bị khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, khiến bé mệt mỏi và bố mẹ lo lắng. Nếu không vệ sinh đúng cách cho bé thì nấm lưỡi có thể lan xuống cuống họng,thanh quả, thậm chí có trường hợp còn cps thể lan xuống phổi, gây nguy hiểm cho đường hô hấp của trẻ. Chính vì vậy, ngay với những dấu hiệu đầu, ba mẹ nên có những cách khắc phục tốt nhất để hạn chế tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn nhé.

Cha mẹ phải làm gì khi lưỡi bé bị nổi hạt trắng

Khi thấy lưỡi trẻ bị nổi hạt trắng thì trước hết cha mẹ đừng quá lo lắng, hãy chú ý quan sát và theo dõi các biểu hiện của trẻ, đồng thời cần đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách cho bé. Đa phần chỉ cần vệ sinh miệng sạch sẽ cho bé thì khoảng 1-2 tuần là tình trạng nhiệt miệng hoặc nấm lưỡi của trẻ sẽ khỏi và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé cả.

Để vệ sinh sạch cho bé khi lưỡi bé bị nổi hạt trắng, thì cha mẹ nên thực hiện theo những bước sau:

- Sử dụng nước sạch, nước muối sinh lý hoặc dung dịch chuyên dụng được bác sĩ chỉ định để vệ sinh vùng lưỡi, miệng cho bé. Với những bé sơ sinh thì cha mẹ cần thận trọng hơn và nên rơ lưỡi cho bé đều đặn mỗi ngày từ 1-2 lần. Với những bé đã lớn hơn thì hướng dẫn bé vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, thận trọng để tránh làm vỡ, gây rát, viêm loét các hạt nước trong miệng bé.

luoi-be-bi-noi-hat-4
Rơ lưỡi cho bé bằng gạc sạch và nước muối sinh lý!

- Đồng thời, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần chú ý vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi rơ lưỡi, thoa thuốc, làm vệ sinh lưỡi, miệng cho trẻ.

- Tuyệt đối không hôn miệng trẻ, không dùng tay của bạn tiếp xúc với miệng trẻ hoặc làm bắn nước miếng của người lớn lên mặt, lên tay trẻ, kẻo sẽ làm lây nhiễm các vi khuẩn, vi trùng sang trẻ.

- Khi trẻ còn đang bú mẹ thì cần vệ sinh vùng ngực của mẹ bằng khăn và nước sạch trước và sau khi cho bé bú. Đồng thời vệ sinh miệng cho bé trước khi bú và sau khi bú 1-2 tiếng để làm sạch cặn sữa trong miệng bé, tránh cho cạnh sữa đọng trong miệng bé nhiều gây ra tình trạng nấm lưỡi, nhiệt lưỡi nặng hơn.

- Bên cạnh đó cũng cần vệ sinh các đồ dùng, vật dụng, quần áo, đồ chơi của bé bằng nước sạch và xà phòng chuyên dụng. Đặc biệt, các bình sữa, bát đĩa nên tráng lại bằng nước nóng và quần áo thì cần phơi hoặc sấy khô dưới ánh mặt trời để tiệt trùng nhé.

luoi-be-bi-noi-hat-5
Vệ sinh sạch sẽ những đồ dùng, dụng cụ cho bé ăn uống!

Hướng dẫn rơ lưỡi đúng cách cho bé

Khi bé yêu của bạn gặp phải các vấn đề về miệng, lưỡi thì việc vệ sinh đúng cách sẽ giúp giảm nhẹ tình trạng viêm nhiễm, đẩy nhanh quá trình phục hồi và giúp miệng, lưỡi của bé sớm hồi phục. 

Bởi vậy, khi bé yêu của bạn gặp phải một trong các tình trạng như nhiệt lưỡi, nấm lưỡi, nanh sữa, viêm lưỡi bản đồ… hay bất cứ bệnh gì về lưỡi thì cũng cần phải vệ sinh vùng lưỡi, miệng cho bé đúng cách. Sau đây là hướng dẫn cách rơ lưỡi cho bé đơn giản bằng dung dịch nước muối sinh lý:

- Bước 1: Trước khi thực hiện vệ sinh lưỡi cho trẻ, bạn hãy nhớ phải rửa tay sạch sẽ. Chuẩn bị sẵn một chén nhỏ đựng nước muối sinh lý, hãy làm ấm nó nếu như thời tiết lạnh.

- Bước 2: Dùng 1 miếng gạc y tế chuyên dụng dùng rơ lưỡi cho trẻ nhỏ đem quấn xung quanh ngón tay trỏ của bạn. Tiếp đó, bạn nhúng ngón tay quấn miếng gạc vào chén nước muối sinh lý để làm ướt phần gạc.

- Bước 3: Tiến hành rơ lưỡi cho bé. Có nhiều cách để rơ lưỡi cho bé tuy nhiên cách đơn giản nhất và giúp bé thoải mái nhất là bạn dùng 1 tay để vệ sinh lưỡi cho bé, tay còn lại thì ôm bé hoặc vỗ về bé. Tiếp đó, đặt ngón tay trỏ lên môi của bé và tách miệng bé ra.

- Bước 4: Khi miệng bé mở ra, bạn đưa ngón tay đã quấn gạc và thấm ướt vào bên trong miệng bé, nhẹ nhàng lau vùng má, lợi rồi tiếp tục chà xát nhẹ nhàng lên trên mặt lưỡi theo chiều từ ngoài vào trong. Có thể lặp lại các động tác này 2-3 lần đảm bảo cho khoang miệng của bé đã sạch sẽ.

luoi-be-bi-noi-hat-6
Rơ lưỡi đúng cách sẽ giúp bé nhanh khỏi các triệu chứng bệnh ở lưỡi!

Ngoài ra thì trong các phương pháp dân gian thường được sử dụng để trị nấm lưỡi cho bé thì cha mẹ cũng có thể tham khảo để áp dụng các biện pháp như: dùng mật ong, dùng nước rau ngót, dùng nước lá hẹ,… Tuy nhiên thì nếu chưa biết chắc chắn bé bị bệnh gì về lưỡi thì giải pháp an toàn là dùng nước ấm sạch hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh sẽ đảm bảo hơn.

Có thể nói, lưỡi trẻ bị nổi hạt không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng sẽ gây đến sự bất lợi và khó chịu trong việc ăn uống. Chính vì vậy, quan trọng nhất là cha mẹ nhớ giữ gìn vệ sinh cho bé thật tốt và chú ý vệ sinh cá nhân của mình cẩn thận trong quá trình chăm sóc bé. Khi theo dõi các triệu chứng của bé, nếu như tình trạng lưỡi bé nổi hạt không thuyên giảm mà tăng nặng, hoặc có các dấu hiệu bất thường khác như sốt, quấy khóc nhiều, biếng ăn nhiều thì cần đưa bé tới cơ sở y tế để khám và được điều trị nhé. Chúc các bé yêu của chúng ta sớm khỏe mạnh và ăn mau chóng lớn nhé! 

Cách làm scrunchies siêu xinh và đơn giản cho bé!

Những chiếc scrunchies đầy màu sắc với đủ mọi thiết kế đáng yêu, nữ tính, luôn dễ dàng đốn tim các chị em, và tất nhiên là cũng thu hút được sự yêu thích của các bé cưng nhà chúng ta!

TIN MỚI NHẤT