Nhiều bậc cha mẹ thường có thói quen hôn trẻ mà không biết rằng hành động này có thể làm lây lan loại virus nguy hiểm...
- Những đứa trẻ sinh vào mùa nào sẽ có chỉ số IQ vượt trội?
- Những loại đồ chơi cực nguy hiểm, trẻ thích đến mấy cha mẹ cũng tuyệt đối không nên mua cho con
Virus RSV không phải virus lạ
Những ngày qua, nhiều bậc cha mẹ lan truyền thông tin nhiều trẻ vào BV Nhi TƯ điều trị do nhiễm virus lạ, triệu chứng giống cảm cúm chưa có thuốc điều trị khiến không ít người lo lắng.
Tuy nhiên PGS.TS Trần Minh Điển, PGĐ BV Nhi TƯ khẳng định, loại virus nói trên là virus hợp bào hô hấp (Respiratory Syncytial Virus – RSV). Đây là loại virus thường gặp ở người, đã có từ lâu, không phải virus mới. Hiện BV đang điều trị cho khoảng 20 trẻ nhiễm virus RSV.
Virus RSV thường phát triển mạnh vào mùa đông - xuân, xuân - hè nhưng năm nay dịch xuất hiện sớm bất thường. Virus này gây bệnh đường hô hấp trên và viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với khả năng lây lan mạnh, đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi.
Theo thống kê, có tới 90% trẻ em nhiễm loại virus này trong 2 năm đầu đời. Trong đó hầu hết các trường hợp chỉ bị nhiễm trùng nhẹ và không cần thiết phải can thiệp y tế.
“Người dân không nên hoang mang vì trẻ mắc virus RSV có thể được chữa trị và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát và chuyên môn của bác sĩ”, PGS Điển nói.
PGS Điển cho biết, với đặc tính cư trú ở đường hô hấp nên virus RSV tường gây viêm tiểu phế quản nhỏ trên trẻ nhỏ và gây hiện tượng phù nề, xuất tiết ở những tiểu phế quản đó, làm cho trẻ bị bít tắc đường thở. Đặc biệt, loại virus này rất dễ lây lan khi người lớn ôm hôn trẻ.
Dễ nhầm lẫn với cảm cúm
Khi trẻ nhiễm RSV, triệu chứng khởi điểm thường là hắt hơi, sổ mũi nhiều và có thể sốt nhẹ tới cao. Do các triệu chứng trên khá phổ biến nên nhiễm RSV rất dễ bị nhầm lẫn với nhiễm cúm hay các loại virus khác.
Bệnh thường kéo dài trong vài ngày, với người trưởng thành khoẻ mạnh, bệnh không đáng ngại, với hầu hết trẻ em cũng sẽ tự khỏi sau 3-5 ngày.
Tuy nhiên PGS Điển khuyến cáo, cha mẹ cần căn cứ theo tình trạng bệnh từng trẻ để quyết định cho trẻ điều trị ở nhà hay nhập viện.
Các trường hợp hắt hơi, sổ mũi, khò khè, sốt nhẹ hoàn toàn có thể để con ở nhà, nhưng với các trường hợp nặng như thở khò khè, khó thở, tím tái, đặc biệt trên những trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tháng tuổi, đẻ non hoặc mắc bệnh lý tim bẩm sinh, phổi, bệnh về máu... cần cho trẻ nhập viện để bác sĩ phân loại và điều trị vì những trẻ này có nguy cơ cao gặp các biến chứng.
Hiện những cơ sở y tế lớn có thể phát hiện ra virus RSV, một số bác sĩ lâm sàng giàu kinh nghiệm cũng có thể phát hiện ra bệnh.
Ngoài ra, hành động hôn trẻ còn để lại nhiều tác hại khác:
Viêm đường hô hấp
Người lớn hôn hít vào miệng trẻ chính là con đường lây bệnh hô hấp nhanh nhất ở trẻ sơ sinh. Theo các bác sĩ, vi khuẩn trong khoang miệng người lớn là vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ, có thể gây ra các bệnh như phồng rộp miệng, dị ứng.
Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể gặp phải những trường hợp xấu vì các bệnh lây nhiễm nguy hiểm qua đường miệng như kiết lị, lao phổi, viêm gan...
Giảm thính lực
Rất nhiều bố mẹ ngạc nhiên khi nguyên nhân giảm thính lực ở trẻ là do mẹ hôn vào tai bé quá mạnh và quá nhiều. Điều này vô cùng nguy hiểm, nó sẽ tạo ra những rung động mạnh với màng nhĩ khiến trẻ, gây chấn thương tai hoặc giảm khả năng nghe.
Viêm da, dị ứng
Da trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy, việc hôn, bẹo má bé nhiều lần có thể làm xước da và khiến trẻ mắc các bệnh ngoài da như lở loét, bong tróc hoặc dị ứng.
Không phải người nào cũng vệ sinh tay hoặc miệng sạch sẽ trước khi thơm cũng như bẹo má bé. Đó chính là nguyên nhân khiến cho trẻ có nguy cơ bị dị ứng hoặc nhiễm trùng da cao khi được cưng nựng một cách quá đà.