Lấy lá trầu không đắp lên chỗ này, chỉ 1 lần là trẻ hết KHÓC ĐÊM, ngủ liền tới sáng mẹ nhàn tênh hãy nằm lòng ngay nhé!
- Bố mẹ cần sửa ngay cho con 8 sai lầm khi ngủ dưới đây nếu không muốn trẻ ốm yếu, chậm phát triển
- Hôm qua ngủ nghiêng bên trái, hôm sau đứa trẻ thay đổi tuyệt vời, từ sau cứ ngủ như vậy
Theo kinh nghiệm dân gian, trẻ ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc là thuộc dạng “tỳ vị hư hàn”, tức là lá lách, dạ dày bị yếu, sinh ra chứng lạnh bụng, ăn không tiêu, gây cảm giác bức bối khó chịu.
Nếu các mẹ muốn khắc phục thì dùng lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm vừa đủ (không nên nóng quá sẽ gây bỏng) rồi ấp vào rốn bé. Sau đó, bế con vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, khắc phục tình trạng “hư hàn” nói trên.
Các mẹ có thể áp dụng cách này ngay sau khi tắm cho con hoặc chính vào thời điểm con đang quấy khóc, chỉ một lát sau là bé sẽ bớt khóc, ngoan trở lại và ngủ ngon cho tới sáng.
Các lưu ý dành cho mẹ khi hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh
Hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh luôn cần phải cẩn trọng về nhiệt độ. Vì làn da trẻ mỏng manh nhạy cảm nên nếu nhiệt độ hơi nóng cũng có thể khiến trẻ bị bỏng.
Mẹ không áp dụng lá trầu hơ cho trẻ sơ sinh nếu các vết sưng tấy của trẻ bị trầy xước.
Các mẹ không nên dùng than trong phòng kín để hơ lá trầu. Điều này sẽ gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và trẻ sơ sinh.
Không nên cho trẻ uống nước cốt lá trầu. Trẻ dưới 1 tuổi đặc biệt cần được lưu ý về thức ăn nước uống, kể cả nước cốt của những loại lá có khả năng trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian.
Không nhất thiết buộc phải hơ lá trầu cho trẻ sơ sinh nhằm giúp trẻ cứng cáp hoặc đồng thời mẹ phải hơ lá trầu để hơ cửa mình. Dù đây là kinh nghiệm dân gian rất phổ biến, song mẹ không nhất thiết phải làm điều này nếu bé và mẹ đều khỏe mạnh. Việc sinh nở cũng như điều kiện chăm sóc mẹ và bé ngày nay đều khá tốt và khác ngày xưa rất nhiều, nên quan niệm mẹ mới sinh và con trẻ buộc phải hơ lá trầu không còn thực sự phù hợp.
Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!