Con rắn này có thể đã trốn trong giày của cậu bé để giữ ấm bản thân tránh khỏi trời đang mưa lạnh và khi bé lấy giày đi thì đã bị rắn cắn.
- Bé 2 tuổi cắn vỡ nhiệt kế, nuốt phải thủy ngân, bác sĩ nói: "Uống ngay thêm thứ này"
- Cho trẻ cắn tay và những sai lầm khi sơ cứu bệnh nhân co giật, động kinh
Vừa qua, trên mạng xã hội ở Malaysia lan truyền câu chuyện về một cậu bé bị rắn cắn vào tay khi đang mang giày. Ban đầu, câu chuyện này được một người tên là Zack Zai đăng lên một nhóm trên Facebook có tên là Info Kemalangan / Kecelakaan với hình cảnh cậu bé Iman Sufi phải nhập viện vì bị rắn độc cắn.
Theo như Zack Zai chia sẻ thì con rắn có thể đã trốn trong giày của Iman để giữ ấm bản thân tránh khỏi trời đang mưa lạnh. Khi Iman lấy giày để đi thì đã bị con rắn này tấn công. Người nhà nhanh chóng đưa cậu bé vào bệnh viện, nhưng bàn tay của cậu bé vẫn sưng húp và tím bầm nơi rắn cắn.
Bên cạnh đó, Zack Zai cũng khuyên mọi người nên cất giày ở trong nhà để tránh tai nạn như thế này xảy ra lần nữa.
Sau khi đăng tải, ngay lập tức, bài viết ngắn gọn của Zack Zai đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng khi nhận được 1.500 lượt thích và 2.900 lượt chia sẻ. Hầu như tất cả mọi người đều gửi chúc sức khỏe đến cậu bé Iman và tự nhắc nhở bản thân cũng như người nhà của mình phải cẩn thận trong những ngày mưa gió, vì đây là thời điểm mà các loài động vật như rắn, rết,… dễ di cư qua "nhà mới" để trốn rét.
Vậy làm thế nào để phòng tránh và xử lý khi bị rắn cắn?
Trẻ em bị rắn cắn là tai nạn thường gặp, nhất là vào mùa mưa bão. Tuy nhiên, cha mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh tai nạn này bằng cách phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, không trồng giàn hoa, dây leo mà trồng sả hoặc rắc bột lưu huỳnh xung quanh nhà. Đây là những biện pháp xua đuổi rắn hữu hiệu mà dễ nhất.
Ngoài ra, chẳng may bị rắn độc cắn, ngay lập tức cha mẹ phải:
- Trấn an trẻ, tuyệt đối không cho trẻ cử động vì điều này sẽ làm nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn.
- Cởi bỏ đồ trang sức ở tay hoặc chân bị cắn.
- Áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển và một số giống rắn hổ mang thường) bằng cách dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc khăn, quần áo bắt đầu băng từ ngón chân, tay đến hết toàn bộ chân, tay bị cắn. Sau đó, dùng miếng gỗ, que, miếng bìa cứng,... cố định chân, tay bị cắn lại. Lưu ý là cha mẹ chỉ nên băng chặt một cách tương đối, nghĩa là vẫn còn sờ thấy động mạch đập. Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương nặng thêm.
- Có thể chích nặn rửa vết cắn dưới vòi nước sạch với xà phòng rồi sát trùng.
- Cuối cùng là đưa trẻ đến bệnh viện càng nhanh càng tốt nhưng vẫn phải duy trì băng ép, bất động, để vùng bị cắn thấp hơn vị trí của tim. Nếu trẻ bị rắn cắn ở chân, tay thì có thể để thõng chân, tay xuống.