Các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em thường nguy hiểm hơn người lớn rất nhiều. Do vậy, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cảm cúm cho trẻ.
- Những điều tuyệt đối không được làm khi cho trẻ ăn đậu phụ
- Trị rôm sảy an toàn cho trẻ nhỏ chỉ bằng nguyên liệu thiên nhiên
Trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị vi khuẩn tấn công gây suy giảm hệ miễn dịch và dễ mắc bệnh cảm cúm. Theo như thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung Ương, trẻ em sau khoảng 2 ngày tiếp xúc với virus cúm sẽ có các triệu chứng cơ bản như sau: sốt, ho, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau mỏi cơ, đau họng, chảy nước mũi,… Dưới đây là các biện pháp bố mẹ có thể làm để phòng ngừa cảm cúm cho trẻ.
Rửa tay và súc miệng sạch sẽ sau khi đi từ ngoài về
Một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn vi khuẩn lây lan là rửa tay sạch sẽ. Đối với trẻ, bố mẹ nên tập thói quen cho con rửa tay sạch sẽ và súc miệng mỗi khi từ ngoài trở về. Rửa tay trước và sau khi ăn cũng có thể giúp làm giảm nguy cơ cảm cúm và nhiễm trùng khác.
(Ảnh minh họa- nguồn: afamily)
Ngoài ra, việc cắt móng tay của các bé cũng được chú trọng để đảm bảo vệ sinh, tránh tạo nơi trú ngụ cho vi khuẩn, và hạn chế nguy cơ các bệnh về da khi chẳng may cào cấu vào các vết xước.
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, bất cứ những thứ gì mà trẻ ăn cũng đều có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé. Việc cung cấp một bữa ăn lành mạnh cho trẻ không chỉ cung cấp đủ năng lượng cho trẻ hoạt động mà còn tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, ngăn ngừa được rất nhiều bệnh khác, trong đó có bệnh cảm cúm.
Bố mẹ nên tích cực bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng và các nhóm vitamin A,B, C vào thực đơn hàng ngày cho trẻ như: trứng, sữa, cá, súp lơ xanh, chuối, đỗ tương, cam, cà chua, bí ngô, những loại rau màu vàng và xanh lá khác,…để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Rèn luyện thói quen sinh hoạt đúng quy tắc
Bố mẹ nên rèn luyện cho trẻ thói quen sinh hoạt đúng quy tắc như: ngày ăn đủ ba bữa, đi ngủ sớm và thức dậy đúng giờ. Điều này sẽ giúp cho cơ thể bé phát triển lành mạnh, đây là yêu tố cần thiết để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe cho trẻ.
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho trẻ
Bố mẹ nên thường xuyên thoi dõi nhiệt độ cơ thể của con mình để khi thấy trẻ đột nhiên bị sốt, nghẹt mũi, ho, mệt mỏi, ớn lạnh, đau tai, chán ăn, đau họng, sưng hach … các mẹ nên cảnh giác với dấu hiệu của bệnh cúm. Hãy đưa con mình tới gặp bác sỹ sớm để tránh những nguy hiểm đến với bé yêu của mình.
Tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh cảm cúm cho trẻ
Theo lời khuyên từ các bác sĩ, cách để phòng bệnh cảm cúm tốt nhất cho trẻ là bố mẹ nên chủ động cho trẻ tiêm phòng vắc xin cúm hằng năm, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Đối tượng trẻ có nguy cơ dễ bị lây nhiễm cúm cần được tiêm phòng là từ 6 tháng đến 8 tuổi.