Khi con bị tay-chân-miệng nếu cha mẹ thấy bé có dấu hiệu này nhập viện ngay kẻo biến chứng rất nhanh và nguy hiểm

Chăm sóc con 04/10/2018 13:00

Khi con bị tay-chân-miệng nếu cha mẹ thấy bé có dấu hiệu này nhập viện ngay kẻo biến chứng rất nhanh và nguy hiểm tới lúc hối thì chẳng kịp.

Nếu có biểu hiện sốt cao liên tục không giảm, giật mình, bứt rứt khó ngủ, chới với, run và yếu hay liệt các chi hay hôn mê khi bị chân tay miệng thì phụ huynh cần đưa đi bệnh viện ngay.

Các đường lây truyền bệnh

Các đường lây truyền bệnh tay-chân-miệng chủ yếu như sau:

- Trẻ chơi với nhau, cười giỡn, cắn đồ chơi, ăn chung kẹo, ho... dẫn đến văng nước bọt, nước mũi vào miệng nhau

- Người lớn bế các bé dính dịch miệng, mũi, phân lên áo, quần cũng trở thành nguồn lây

Các virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết sau khoảng 24h, từ đó số lượng được nhân lên rất nhanh và cuối cùng đánh vào các vùng da ở tay, chân, miệng để lại các tổn thương da và niêm mạc.

Khi con bị tay-chân-miệng nếu cha mẹ thấy bé có dấu hiệu này nhập viện ngay kẻo biến chứng rất nhanh và nguy hiểm - Ảnh 1

Rất khó phân biệt triệu chứng của tay-chân-miệng với các bệnh tương tự khác. Tuy nhiên, bệnh này có những triệu chứng cơ bản sau:

- Sốt: Sốt cao hay không không quan trọng, quan trọng là có sốt. Sau đó là "bọng nước" nổi lên ở nướu, mặt trong má, tay chân bắt đầu nổi ban đỏ (đôi khi kèm bọng nước).

Lưu ý: Đặc điểm của các ban này là thường KHÔNG ngứa.

Cái tên tay-chân-miệng không phải được đặt một cách ngẫu nhiên mà xuất phát từ cụm từ "Hand - Foot - Mouth Disease" (HFMD) mang đậm màu sắc "triệu chứng". Y học hiện nay thật đáng tiếc phải thông báo rằng chỉ dừng ở mức chiến đấu chữa các triệu chứng xuất hiện trên tay, chân và miệng của bệnh nhân. Không (chưa) có thuốc đánh vào gốc bệnh.

- Giai đoạn kinh khủng tiếp theo là "vỡ tổ": Các bọng nước ở miệng vỡ ra và gây loét làm cho trẻ đau đớn, nhắc lại là rất đau đớn nên phụ huynh phải hết sức kiên trì và bình tĩnh khi ăn kém hoặc sợ không dám ăn.

Còn ở tay, chân khi vỡ ra nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ thì rất có thể bị bội nhiễm vi khuẩn gây mưng mủ và làm cho bệnh phức tạp thêm.

Như đã nói ở trên, có rất nhiều virus gây tay-chân-miệng và đa phần bệnh nhân tự khỏi sau vài ngày, ngoại trừ 1 loại virus mang tên EV71.

Loại virus này có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ thể hiện một bệnh viêm màng não điển hình với biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn ồ ạt... tệ nhất sẽ dẫn đến tử vong.

Chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cho trẻ bị tay chân miệng

Một số phụ huynh hay có suy nghĩ không đúng là trẻ mắc TCM phải kiêng rất nhiều thứ, kể cả tắm rửa. Thật ra, nếu kiêng như vậy sẽ làm cho trẻ khó chịu hơn vì bị ngứa và có thể gây nên nhiễm trùng da. Do đó khi trẻ mắc bệnh, cần phải giữ gìn vệ sinh cho trẻ, mặc thoáng mát.

Ngoài ra, cha mẹ nên tắm rửa cho trẻ với nước ấm và xà phòng, khi tắm phải nhẹ nhàng để tránh những tổn thương. Trong thực tế thì ít khi bóng nước bị vỡ khi chúng ta chăm sóc đúng cách.

Trong trường hợp bóng nước bị vỡ thì phải vệ sinh bằng nước sạch với xà bông hoặc nước muối sinh lý. Sau đó thoa dung dịch sát khuẩn như Milian để tránh nhiễm trùng. Những nốt hồng ban, bóng nước thường không gây ngứa, sau một thời gian sẽ khô đi, thâm lại và không để lại sẹo.

Riêng chế độ dinh dưỡng, cũng không cần quá kiêng khem. Do những vết loét trong miệng thường làm trẻ đau, dẫn đến bỏ ăn, bỏ bú nên thời gian này chúng ta nên cho bé ăn các thức ăn mịn, mềm, lỏng và dễ tiêu.

Khi con bị tay-chân-miệng nếu cha mẹ thấy bé có dấu hiệu này nhập viện ngay kẻo biến chứng rất nhanh và nguy hiểm - Ảnh 2

Nên chọn các thức ăn mà ngày thường trẻ thích. Tránh các thức ăn nóng, mặn, cay, chứa nhiều gia vị, không nên dùng thức ăn khi còn quá nóng sẽ gây đau cho trẻ. Bên cạnh đó, nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước, nhất là nước trái cây có chứa nhiều vitamin giúp tăng sức đề kháng.

Ngoài ra, vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ giúp trẻ ăn uống, sinh hoạt tốt hơn. Cha mẹ có thể cho trẻ súc miệng hoặc rơ miệng bằng nước muối sinh lý. Tốt nhất, không sử dụng các thuốc rơ miệng không rõ nguồn gốc để tránh làm tổn hại cho trẻ. Khi trẻ sốt cao, đau đớn có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau - cha mẹ hãy chú ý nhé!

Dấu hiệu cho thấy cơn giận dỗi, ăn vạ của trẻ đến mức báo động

Những cơn thịnh nộ dữ dội và thường xuyên ở trẻ độ tuổi chập chững biết đi khi đòi thứ gì nhưng không được người lớn đáp ứng ngay. Có một số dấu hiệu cha mẹ nên đặc biệt lưu tâm để thói quen xấu ấy không làm hư con.

TIN MỚI NHẤT