Vệ sinh răng việc không sạch sẽ và đúng cách khiến trẻ em bị sâu răng. Vì thế cha mẹ cần hướng dẫn và tạo cho bé thói quen chăm sóc răng miệng sạch sẽ để bé có nụ cười đẹp và hàm răng khỏe.
- Ăn chay đúng cách, duy trì sức khỏe, sống thọ sống đẹp!
- Ai cũng nghĩ ăn nhiều thịt hại sức khỏe nhưng nếu bỏ ăn thịt hãy cẩn thận với căn bệnh nguy hiểm này
Em bé bị sâu răng mà bố mẹ không biết
Hầu hết trẻ từ 2 – 3 tuổi đều đã hoàn thiện 20 chiếc răng sữa, song do chế độ ăn nhiều tinh bột, bánh kẹo nhưng việc vệ sinh răng, vệ sinh nướu không đúng, không thường xuyên khiến trẻ em bị sâu răng ở cả răng cửa và răng hàm. Cấu tạo răng sữa yếu hơn nhiều so với răng vĩnh viễn, nên khi bị vi khuẩn sâu răng tấn công mà không điều trị sớm khiến tiến trình sâu răng diễn ra nhanh hơn. Và các răng này cũng như răng sữa là vẫn có hệ thống dây thần kinh sẽ gây ra đau nhức, ê ẩm làm bé biếng ăn dễ bị sụt cân.
Biểu hiện trẻ em bị sâu răng hàm sữa như thế nào?
Khoảng 85% trẻ em Việt Nam bị sâu răng hàm sữa do ăn nhiều bánh kẹo hoặc do không chăm sóc răng miệng đúng cách. So với răng vĩnh viễn, bé bị sâu răng sữa thường phát triển nhanh hơn. Bắt đầu là những tổn thương ở bề mặt với vết trắng. Lúc này nếu không được xử lý, sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men, lớp ngà răng và hình thành những lỗ sâu răng.
Các mẹ nên hiểu, dưới mỗi răng sữa đều có một mầm răng vĩnh viễn chuẩn bị mọc. Vì vậy, nếu răng sữa bị sâu, vi khuẩn có thể làm hại đến nướu và mầm răng vĩnh viễn nằm ở dưới.
Trẻ em bị sâu răng hàm sữa không chỉ làm hại đến tất cả các răng. Nếu không được điều trị đúng còn có thể gây hại đến tủy răng gây đau nhức. Trong một số trường hợp, tủy răng bị viêm nhiễm dẫn đến hoại tử, áp-xe răng. Nguy hiểm hơn, nhiễm trùng răng sữa có thể dẫn đến nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng mặt.
Khi trẻ bị sâu răng hàm sữa, mẹ nên đưa bé đến nha sĩ để được thăm khám và điều trị ngay. Tùy thuộc mức độ sâu răng cũng như số tuổi răng, cách xử lý sẽ khác nhau.
Tại sao trẻ em ăn kẹo lại bị sâu răng?
Đây là câu hỏi không ít bậc phụ huynh trả lời được nhưng lại không thể khắc phục.
Hầu hết các bậc phụ huynh rất ít quan tâm tới thói quen ăn đồ ngọt của con mình, trẻ em được cho phép ăn “thả cửa” những loại thực phẩm này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên.
Tuy nhiên, các chất đường cũng rất quan trọng tới sự phát triển bình thường của trẻ. Đường được chia làm hai loại: đường nội sinh và đường ngoại sinh. Đường ngoại sinh là loại đường bổ sung có chứa trong các đồ ăn ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt. Còn đường nội sinh có chứa trong hoa quả và rau, các thực phẩm có sẵn trong thiên nhiên.
Trên bề mặt răng của trẻ có chứa hàng tỷ vi sinh vật, chúng ta không thể nhìn thấy chúng bằng mắt thường. Khi bánh kẹo, đồ ngọt có chứa một lượng đường lớn là đường saccarose, đường glucose, fructose, maltose. Chỉ sau 15 phút sau khi ăn các sản phẩm có chứa đường, những vi sinh vật này sẽ hấp thụ các chất đường, biến chúng thành axit hủy hoại men răng của trẻ. Khiến trẻ dễ dàng bị vi khuẩn sâu răng xâm nhập và gây bệnh. Hơn nữa, khi ăn xong đồ ngọt, trẻ lại không biết cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ khiến trẻ em bị sâu răng nhanh hơn.
Các bậc phụ huynh thay vì để con mình ăn đồ ngọt thỏa thích, hãy tập cho bé thói quen ăn rau và hoa quả, bổ sung cho bé các chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày thông qua việc chế biến rau, quả thành các loại sinh tố ngon, ngọt, bắt mắt, kích thích sự tiêu hóa của trẻ.
Nguyên nhân trẻ em bị sâu răng
Nhiều ông bố bà mẹ chủ quan, cho rằng trẻ em thì không cần chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm. Không vệ sinh răng miệng thường xuyên khiến trẻ em bị sâu răng. Khi bé ăn, đặc biệt là những thức ăn từ tinh bột và đường, sẽ kết hợp với mảng bám để tạo ra acid, làm ăn mòn các chất vô cơ của men răng và ngà răng, gây ra sâu răng.
Nguyên nhân khiến sâu răng cao nhất chính là do thói quen ăn uống quá nhiều đường như bánh, kẹo, hoa quả ngọt...
Bé bị sâu răng có nguy hiểm không?
Bệnh sâu răng thực chất là sự tiêu hủy cấu trúc vôi hóa chất vô cơ ( tinh thể canxi) của ngà răng và men răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra.
Vì thế, trẻ em bị sâu răng sẽ cảm thấy đau nhức, ê buốt, khó ăn uống ngay cả khi uống nước. Trẻ sẽ hay quấy khóc, khó ngủ và bị sụt cân, suy dinh dưỡng.
Sâu răng còn ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa như dạ dày. Tình trạng sâu răng cũng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm xương hàm, viêm và áp xe các phần mềm vùng miệng...buộc phải có phương pháp điều trị lâu dài và tốn kém.
Nếu để tình trạng sâu răng nặng hơn là viêm quanh các cuốn răng, viêm mô tế bào, viêm hạch, viêm tủy răng lan rộng và gây cho trẻ bị nhiễm trùng, sốt xuất huyết. Thậm chí biến chứng sâu răng ở trẻ còn gây ra viêm màng não, rất dễ khiến trẻ bị tử vong.
Một khi nhiễm khuẩn quanh cuống răng, có thể sẽ khiến trẻ bị rối loạn ở khớp thái dương, nhức đầu, mỏi cổ, rối loạn ở tim, thận...Cùng với đó, sâu răng ở trẻ còn làm cho hơi thở có mùi rất khó chịu, khiến trẻ ngại tiếp xúc, tự ti khi nói chuyện.
Sâu răng kéo dài nếu không được chữa trị sẽ khiến trẻ bị áp xe răng, răng bị hỏng, mất răng, một khi mất răng gây ra các bất tiện trong ăn nhai, phát âm, ổ xương răng bị tiêu đi, khi lớn sẽ ảnh hưởng đến khuôn mặt của trẻ.
Nếu trẻ e bị sâu răng không được phát hiện kịp thời ăn sâu vào trong phá hủy tủy thì có thể làm thối tủy. Một khi tủy đã bị phá hủy thì không thể phục hồi, bắt buộc phải nhổ bỏ răng sâu.
Ngoài ra, một khi bệnh sâu răng tiến triển nặng hơn, phụ huynh sẽ tốn một khoản chi phí lớn để điều trị răng miệng cho trẻ.
Trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì?
Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con em mình bị sâu răng thường nghĩ ngay đến giải pháp nhổ răng. Tuy nhiên, tùy mức độ nặng nhẹ mà khi thăm khám, bác sĩ sẽ có hướng hỗ trợ điều trị phù hợp và cho bạn biết trẻ em bị sâu răng hàm phải làm gì. Chỉ khi răng sâu ở mức độ nặng, không thể bảo tồn mới nên tính đến giải pháp nhổ bỏ răng.
Khi răng sữa bị sâu, nên hỗ trợ điều trị răng sâu trước cho bé. Có nhiều phương pháp khắc phục tình trạng răng hàm bị sâu ở trẻ, điển hình phải kể đến như:
Vệ sinh khoang miệng, loại bỏ mô răng bệnh và vi khuẩn gây viêm nhiễm, làm sạch lỗ sâu.
Sử dụng vật liệu trám bịt kín lỗ sâu, bảo vệ mô răng khỏi các tác nhân gây hại như: Mảng bám, thức ăn, vi khuẩn.
Hóa cứng miếng trám, hoàn tất quá trình xử lý răng sâu bằng phương pháp hàn trám.
Cha mẹ nên nhớ khi trẻ em bị sâu răng dù là với răng sữa nhưng việc trẻ bị sâu răng hàm cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi đối với răng hàm, thời gian thay răng khoảng 10-12 tuổi. Nếu răng mất đi, bé sẽ gặp khó khăn khi ăn nhai trong thời gian dài. Đồng thời, còn gia tăng nguy cơ răng vĩnh viễn mọc lệch.
Vì vậy, sau khi nhổ răng, bé nên đeo hàm giữ khoảng để tránh các răng khác mọc xô lệch về khoảng trống mất răng, giúp răng vĩnh viễn mọc lên bình thường.
Các bậc phụ huynh nên nhớ, hãy tập cho trẻ từ bỏ thói quen cắn móng tay, ngậm bút, bú bình. Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, nước ngọt có ga, thức ăn nhanh. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bé, cung cấp canxi cho răng chắc khỏe cũng là cách ngăn ngừa sâu răng rất tốt và để cho trẻ có một hàm răng chắc khỏe, đẹp.