Căn bệnh mà bé trai này mắc phải chẳng ai nghĩ rằng sẽ xảy đến với trẻ sơ sinh.
- Điểm danh nhanh 5 kiểu ăn sáng "độc hại" cha mẹ hay cho trẻ ăn, đặc biệt là số 4 nhiều phụ huynh đang mắc phải
- Trẻ biếng ăn, kén ăn sẽ không còn là nỗi lo của cha mẹ chỉ với 6 mẹo được chuyên gia khuyến nghị sau đây
Cô Sophie Clarke, 26 tuổi, đến từ Beccles, Norfolk (Anh) đã có một thai kì 'hoàn hảo' cho đến hai tuần trước ngày sinh. Bé Riley Jay bị đột quỵ trong bụng mẹ và phải sinh mổ khẩn cấp ở tuần 38.
Trước đó Sophie cho biết cô đã có một thai kỳ "hoàn hảo". Nhưng Sophie biết có gì đó không ổn khi em bé đột nhiên ngừng chuyển động chỉ hai tuần trước khi sinh. Chia sẻ với tờ The Sun, cô Sophie cho biết:
"Tôi đã có một thai kỳ hoàn hảo, nhưng khi còn trong bụng mẹ thì Riley bị đột quỵ. Tôi không biết một chút gì về điều đó vào thời điểm ấy - và các bác sĩ cũng vậy. Lần đầu tiên tôi cảm thấy lo lắng đến vậy khi con ngừng chuyển động.
Các bác sĩ đã đưa tôi đi điện tâm đồ và nói rằng nếu không lấy con ra ngoài bây giờ, thì con sẽ không ra đời được. Tôi đã rất sốc và kinh hoàng".
Bé Riley chào đời bằng phương pháp sinh mổ vào ngày 20 tháng 11 năm 2016, tại bệnh viện Bệnh viện Đại học James Paget ở Gorleston. Mẹ của Sophie là Gillian cũng đã ở bên cạnh con gái mình.
Sophie kể lại: "Sau khi sinh con, tôi đã hôn bé và sau đó các bác sĩ đưa con đi. Tôi đã không gặp con trong sáu giờ tới và không biết chuyện gì đang xảy ra - điều đó thật đáng lo ngại.
Khi các y tá đưa Riley trở lại với tôi, con bắt đầu co giật và tôi biết điều mình lo ngại là đúng. Tôi được thông báo rằng Riley ta đang bị một loạt các cơn động kinh".
24 giờ sau, cô Sophie và bé Riley được chuyển đến Bệnh viện Norfolk và Norwich để kiểm tra thêm. Chính ở đó, khi Riley mới được một tuần tuổi, bé đã được chẩn đoán mắc chứng tăng huyết áp do di truyền, điều này rất hiếm khi chỉ có 1 trên 250.000 người có khả năng mắc bệnh.
Qua xét nghiệm máu, người ta phát hiện ra rằng cha của Riley, anh Jay, vô tình là một người mang mầm bệnh.
"Các bác sĩ còn phát hiện ra rằng Riley có bệnh ngược lại với bệnh tiểu đường và sản xuất quá nhiều insulin, do đó khi sinh ra, con không có lượng đường trong máu. Mức độ đường trong máu của Riley bằng 0 khi mức bình thường trên 2,7", cô Sophie kể lại
Khi Riley được bốn tuần tuổi, kết quả chụp cộng hưởng từ cũng cho thấy tổn thương ở não Riley. Do mức độ tổn hại xảy ra, các bác sĩ tin rằng bé bị đau tim từ tuần thứ bốn đến tám trước khi được sinh ra. Các bác sĩ cũng phát hiện ra cục máu đông trong tim và thận của Riley.
"Thật kỳ cục là tôi không hề biết con mình bị đột quỵ trong lúc tôi đang mang thai. Hoàn toàn không có một dấu hiệu nào cả".
Cơn đột quỵ đã khiến phần bên phải trên cơ thể của Riley bị yếu và bé còn bị bại não
Vào lúc chín tuần tuổi, bé Riley được phép về nhà với một danh sách nghiêm ngặt kèm theo. Cô Sophie phải đo lượng đường trong máu của con cứ hai giờ một lần. Lúc bảy tháng tuổi, Riley được phẫu thuật cứu sống để cắt bỏ một phần tuyến tụy để chữa khỏi căn bệnh về máu. Cuộc phẫu thuật đã thành công và hiện Riley đã được chữa khỏi chứng tăng insulin.
"Tôi rất biết ơn các nhân viên, y tá, bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật. Mặc dù Riley được chữa khỏi căn bệnh về máu, nhưng cơn đột quỵ đã khiến phần bên phải của con bị yếu và bại não.
Bây giờ con đã hai tuổi rưỡi và mặc dù đã có thể đi lại và chạy, nhưng chân phải của Riley thường xuyên bị mỏi. Con cũng không nói bằng lời được và chúng tôi phải dạy con các ký hiệu", cô Sophie chia sẻ.
Đột quỵ ở trẻ sơ sinh là gì?
Có hai loại đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh: huyết khối trong tĩnh mạch não, khi có một cục máu đông trong một trong các tĩnh mạch ở não và đột quỵ thiếu máu cục bộ não ở động mạch não xảy ra trong trường hợp có các cục máu đông nằm trong động mạch ở não.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đột quỵ?
Đột quỵ ở trẻ sơ sinh thường không có các triệu chứng lâm sàng, thường không được chuẩn đoán ra và do đó không được điều trị cho đến khi em bé lớn tuổi hơn. Các triệu chứng thường gặp như vấn đề về ngôn ngữ, liệt nửa người, hoặc mất khả năng giữ thăng bằng, rất khó hoặc không thể phát hiện ở trẻ sơ sinh.
Trong số trẻ sơ sinh không có các triệu chứng của đột quỵ, phần lớn trẻ bị động kinh. Bị động kinh là dấu hiệu dễ nhận biết đột quỵ nhất ở nhóm tuổi này. Các triệu chứng bị động kinh ở trẻ sơ sinh đôi khi rất khó để phát hiện, bao gồm những dấu hiệu sau đây:
- Lặp đi lặp lại các chuyển động trên khuôn mặt, bao gồm cả động tác bú, nhai, hoặc chuyển động mắt.
- Có các chuyển động đạp chân bất thường.
- Nhìn chằm chằm.
- Ngưng thở do nhịp tim chậm.
- Co giật liên tục ở cơ mặt, lưỡi, tay, chân, hoặc các vùng khác.
- Cơ bị co thắt hoặc đơ cứng.
- Co giật nhanh và đơn lẻ ở một cánh tay hoặc chân hoặc toàn bộ cơ thể.