Tiểu Kỳ được đưa vào bệnh viện trong tình trạng tê liệt toàn thân, sắc mặt tím tái, tim ngừng đập.
- Chăm trẻ ăn uống thế nào để mau chóng hạ sốt, nhanh hồi phục?
- Cách bảo quản sữa đã vắt thật hiệu quả mà mẹ bầu cần biết để bảo sức khỏe cho con
Ngày 3/3, chị Vương dùng xe đẩy đưa bé Tiểu Kỳ đi chợ và mua chuối cho bé ăn.
Chị Vương cho biết: "Sau khi bẻ chuối cho con ăn, tôi tiếp tục đẩy xe và bất ngờ khi thấy con giãy dụa không ngừng. Khi nghe tiếng khóc yếu ớt của con, tôi vội vàng bồng con ra khỏi xe đẩy. Nhìn thấy con khóc không thành tiếng, tôi rất hoảng sợ".
Chị Vương liên tục vỗ lưng bé Tiểu Kỳ và đưa bé đến trạm y tế gần nhất, nhưng không có biện pháp sơ cứu. Sau cùng, bé Tiểu Kỳ được đưa vào khoa cấp cứu, bệnh viện Foshan Shunde Women and Children Health Care Hospital (Quảng Đông, Trung Quốc).
Bác sĩ Đặng Minh Hồng, khoa nhi cho biết: "Bệnh nhi được đưa vào bệnh viện trong tình trạng tê liệt toàn thân, sắc mặt tím tái, tim ngừng đập. Tôi lập tức cho bệnh nhi đeo ống thở, 5 bác sĩ luân phiên hồi sức tim phổi cho bệnh nhi khoảng 3500 lần thì nhịp tim mới hồi phục.
Tôi phát hiện trong khí quản của bệnh nhi có nhiều chuối, đặc biệt là chuối bị tắc nghẽn tại cửa thanh đới. Tôi nhanh chóng lấy sạch chuối, dự đoán tim của bệnh nhi đã ngừng đập hơn 40 phút, điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ não và cơ quan nội tạng".
Hiện tại, Tiểu Kỳ vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, chưa thoát khỏi nguy hiểm.
Bác sĩ Đặng Minh Hồng giải thích: "Bệnh nhi vẫn hôn mê sâu là do bộ não đã bị tổn thương, tiên lượng xấu. Thông thường, tim ngừng đập khoảng 4 – 6 phút là thời điểm vàng trong giai đoạn cấp cứu. Khi trẻ gặp tình trạng nguy hiểm, bố mẹ cần nhanh chóng gọi cấp cứu và làm theo hướng dẫn, như vậy mới không bỏ lỡ thời điểm vàng trong quá trình cứu chữa và phục hồi".