Cô bé 7 tháng tuổi đã phải trải qua những ngày môi tái xanh, người lờ đờ rồi nhiễm trùng đường hô hấp vì bị lây bệnh sởi từ anh chị mình.
- 10 thực phẩm quen thuộc trẻ nào cũng thích nhưng lại là hiểm họa sức khỏe với các bé
- Khi trẻ bị gãy răng vĩnh viễn, đừng vội vứt đi, việc đơn giản này có thể giúp nối lại răng
Cô bé Manaia (7 tháng tuổi, ở New Zealand) đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện vào ngày 20 tháng 8 sau khi có biểu hiện lờ đờ, môi tái xanh và bị sốt cao hơn 40°C. Chia sẻ với Daily Mail Australia, bà mẹ bốn con, Stephanie Peeni, hiện đang sống ở New Zealand, đã kể lại cuộc chiến đấu đầy thử thách 8 ngày với bệnh sởi của con mình, đồng thời cô cầu xin các bậc cha mẹ khác cảnh giác về bệnh sởi.
"Tôi hoàn toàn đau lòng khi nhìn cơ thể nhỏ bé của Manaia cố gắng chiến đấu với bệnh sởi", Stephanie nói. "Trái tim tôi ngừng đập khi thấy con bé tỉnh dậy từ giấc ngủ ngắn với đôi môi tái xanh. Tôi gọi xe cứu thương ngay lập tức, vì con bé đã rất lờ đờ".
"Manaia bị lây bệnh sởi từ cặp anh chị song sinh của mình. Valentina và Carter cũng bị mắc bệnh này vào hồi đầu tháng. Nhưng cả hai bé đang trong quá trình hồi phục thì đến lượt Manaia bị bệnh. Các triệu chứng của con bé chủ yếu là sốt, ho và sổ mũi nhưng nó nặng gấp đôi so với các triệu chứng của cặp song sinh. Tôi đã phải cho Manaia vào bệnh viện một lần vì bị nhiễm trùng đường hô hấp do biến chứng của bệnh sởi", cô kể thêm.
Stephanie cho biết, lúc đó, nhịp tim của con gái cô đã rất đập nhanh,190 lần/phút, đôi môi cô bé có màu xanh do cơ thể thiếu oxy vì nhiễm trùng đường hô hấp do bệnh sởi gây ra. Manaia sốt cao hơn 40 độ C và nổi ban đỏ khắp mặt và cơ thể. Người mẹ này đau đớn khi nhìn con gái bú sữa mẹ bằng ống tiêm vì cô bé từ chối bú trực tiếp. Manaia đã sốt tổng cộng trong 8 ngày, và hiện tại cô chiến binh nhỏ đang trên đường hồi phục.
Stephanie cho biết: "Con bé đang dần lấy lại cảm giác ngon miệng, nó đã chịu ăn một vài miếng thức ăn mỗi ngày và quan trọng hơn là con bé chịu bú mẹ lại. Hiện tại, Manaia đã có thể ngồi và chơi với anh chị của mình trong 10 phút. Dù rất mệt nhưng con bé đã rất cố gắng. Tôi rất tự hào về Manaia vì con đã kiên cường như hai anh chị của mình để chống lại bệnh sởi".
Không được tiêm vắc-xin, cậu bé mắc bệnh sởi đã trải qua trận ốm khủng khiếp suốt 6 tuần liền
Bằng cách chia sẻ câu chuyện của mình, Stephanie muốn cảnh báo tới các bậc cha mẹ về bệnh sởi để họ có thể sớm xác định các triệu chứng phổ biến và đảm bảo con mình được tiêm phòng đầy đủ. Cô nói: "Sởi không chỉ có sốt và phát ban, nó tấn công toàn bộ cơ thể bạn, từ trong ra ngoài và hoàn toàn có thể đe dọa đến tính mạng. Bệnh sởi không phải là trò đùa. Em bé của tôi hoàn toàn khỏe mạnh nhưng ba trong số bốn đứa con của tôi mắc bệnh sởi dù hai đứa đã được tiêm phòng và Manaia thì chưa đủ tháng để tiêm. Bệnh sởi có thể giết người vì vậy xin đừng thờ ơ và hãy luôn cảnh giác".
Bác sĩ Richard Kidd, chủ tịch của Hiệp Hội Y Khoa Úc cho biết: "Khi mang thai, các kháng thể của người mẹ được truyền qua nhau thai cho em bé để chúng có một số biện pháp bảo vệ chống lại bệnh sởi. Thế nhưng khi em bé được 9 tháng tuổi thì các cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng sởi". Bác sĩ cũng nhắc các cha mẹ cách bảo vệ duy nhất dành cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em chưa được tiêm chủng là giữ chúng cách ly khỏi nguồn lây bệnh sởi.
Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất
Bệnh sởi được gây ra bởi vi-rút và nó lây lan qua sự tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người nhiễm bệnh như hắt hơi, ho. Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất trong tất cả các bệnh nhiễm trùng ở người. Chỉ cần ở cùng phòng với người bị sởi có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm:
- Sốt
- Cảm thấy không khỏe
- Mệt mỏi
- Sổ mũi
- Ho khan
- Đau, đỏ mắt (viêm kết mạc)
- Phát ban đỏ
Hiện nay, ngoài 1 liều vắc-xin sởi đơn được tiêm phòng cho trẻ lúc 9 tháng tuổi thì cha mẹ có thể lựa chọn cho trẻ tiêm một liều vắc-xin MMR (Sởi – Quai bị - Rubella) vào lúc trẻ được 12 tháng tuổi. Vắc-xin này có hiệu quả khoảng 95% đối với bệnh sởi, 78% hiệu quả đối với bệnh quai bị và 99% đối với rubella. Sau liều MMR thứ hai, khả năng bảo vệ tăng lên 99% đối với bệnh sởi và 88% đối với bệnh quai bị.