Có 1 phương pháp học rất đơn giản, nhưng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

Chăm sóc con 02/02/2023 07:10

Nhiều cha mẹ đang bỏ qua một kiểu học tập khá hiệu quả.

Nhiều trẻ thường được cha mẹ hướng dẫn cách đọc hiểu, nghĩa là đọc trong yên lặng, đọc không lời. Trẻ sẽ ghi nhớ thông tin trong đầu nhưng cách này gây bó hẹp không gian lưu trữ. Và thông thường, chỉ khi đọc truyện trước khi đi ngủ hay khi phát biểu trước lớp, trẻ mới đọc lên thành lời. 

Tuy nhiên, có nhiều nghiên cứu chỉ ra, cha mẹ đang bỏ lỡ nhiều lợi ích khi không hướng dẫn trẻ đọc thành tiếng. Việc đọc to giúp trẻ cải thiện trí nhớ, hiểu được những đoạn có nội dung phức tạp và tăng cường sự gắn kết với mọi người. Dù cách đọc này ít được sử dụng, không phải là phương pháp mới nhưng nó đáng được chú ý trong cuộc sống hiện đại. 

Nhà tâm lý học Colin MacLeod (trường Đại học Waterloo, Canada) có một nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc đọc to với trí nhớ con người. Nhóm nghiên cứu của ông chỉ ra rằng thay vì đọc không lời, người ta sẽ nhớ được từ và nội dung văn bản tốt hơn khi đọc to. Đọc to thành tiếng giúp trẻ em nhớ tốt hơn theo từng độ tuổi khác nhau.

Hay trong một nghiên cứu khác ở Úc, người ta chia các em 7-10 tuổi thành hai nhóm, một nhóm đọc to và một nhóm đọc thầm theo danh sách các từ. Cuối cùng có đến 87% từ được ghi nhớ với nhóm đọc to và chỉ 70% từ được ghi nhớ với nhóm đọc thầm.

Có 1 phương pháp học rất đơn giản, nhưng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ - Ảnh 1

Ảnh minh họa.

Dưới đây là những lợi ích cụ thể của việc đọc to thành tiếng:

1. Có lợi cho sự phát triển của não phải

Bản chất của việc đọc là người đọc đang tự đánh giá giọng nói của chính mình cùng với sự liên tưởng trong quá trình đọc. Vì thế, theo thời gian, việc cha mẹ khuyến khích trẻ đọc thành tiếng sẽ giúp trẻ trau dồi khả năng tư duy hình ảnh.

Trong quá trình đọc, các từ ngữ, âm điệu kèm nhịp điệu sẽ giúp trẻ liên tưởng đến một bức tranh đầy đủ sắc màu. Điều này mang đến trải nghiệm nghệ thuật, giúp trẻ phát triển não phải.

Đặc biệt, khi trẻ đọc, một loại sóng sẽ xuất hiện có tên gọi là sóng alpha (sóng thư giãn). Loại sóng này có tần số chậm và tạo ra cảm giác vui vẻ, hạnh phúc, khơi nguồn sự sáng tạo. Khi não phải hoạt động, một lượng lớn sóng alpha sẽ xuất hiện. Vì thế, cha mẹ hãy khuyến khích trẻ đọc thành tiếng nhiều hơn.

2. Giúp trẻ thay đổi tính cách

Nhiều đứa trẻ trầm tính, tính cách hướng nội, ngại đọc to thành tiếng. Nếu thấy con như vậy, cha mẹ hãy động viên con đọc to các loại văn bản, sách báo. Điều này có thể khiến trẻ trở nên thích đọc, thích nói, dần dần thay đổi được tính cách.

Hầu hết những người hướng nội đều không giỏi sử dụng ngôn ngữ. Nhưng bằng phương pháp này, họ sẽ rèn luyện được sự tự tin, lòng dũng cảm, mạnh dạn giao tiếp với mọi người.

3. Kích thích thần kinh não bộ

Khi trẻ đọc to thành tiếng, trẻ sẽ hiểu sâu sắc hơn các loại sách báo. Bởi lúc này, sự cử động của miệng, lưỡi, luồng khí,… có thể kích hoạt nhiều vùng của não (đặc biệt là thùy thái dương, thùy đỉnh, thùy trán). Nó cũng có thể cân bằng sự ức chế của vỏ não, điều hòa lưu lượng máu và chức năng thần kinh ở trạng thái hoạt động tốt. 

Vì thế, kiên trì đọc to thành tiếng sẽ giúp bộ não trở nên nhạy bén, đồng thời giúp các khả năng học tập như sự tập trung, trí nhớ sẽ được cải thiện.

Có 1 phương pháp học rất đơn giản, nhưng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ - Ảnh 2

4. Tốt cho việc ghi nhớ thông tin

Khi trẻ đọc to thành tiếng thường xuyên sẽ khơi thông mạch trí nhớ, kích thích não bộ hoạt động, từ đó nâng cao trí nhớ. Lúc này, mạch trí nhớ sâu sẽ được kết nối với não phải. Khi mạch này hoạt động được liên kết với mạch bộ nhớ giúp con người tiếp nhận thông tin, nhớ thông tin tốt hơn. 

Chính vì vậy, đọc to, rõ ràng cũng là phương pháp hiệu quả giúp trẻ nhớ bài lâu hơn. Cha mẹ có thể áp dụng vào quá trình học tập của trẻ bằng cách kiểm tra bài cũ, bài học thuộc lòng của trẻ. 

5. Cải thiện kỹ năng viết

Đọc tác phẩm của người khác là quá trình học hỏi. Còn đọc tác phẩm của chính mình về cơ bản là quá trình sửa đổi và hoàn thiện. Đọc to thành tiếng sẽ giúp trẻ có thể dễ dàng học thuộc lòng, huy động cảm xúc một cách nhanh nhất. Trẻ sẽ cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, âm điệu, nội dung tác phẩm. Từ đo, trẻ hình thành kỹ năng viết luận tốt hơn

Cho con tự học ở nhà 6 năm, bà mẹ này nhận ra 3 điều quan trọng với trẻ

Phương pháp giáo dục của bà mẹ từng vướng nhiều chỉ trích từ mọi người xung quanh.

TIN MỚI NHẤT

6 năm lấy nhau chồng không cho vợ về quê chồng và sự thật đau đớn Tôi và chồng lấy nhau nhưng không được lòng gia đình bên chồng. Ngày trước cha mẹ chồng tôi chê tôi lớn hơn chồng 2 tuổi thì không xứng. Mẹ chồng tôi lại có tiếng khó tính, tôi nghe chồng tôi kể hai chị dâu của anh khổ sở đủ đường với bà. Nhưng chồng tôi thì một mực lấy tôi. Sau đó thì tôi nghe chồng mình nói ông bà không thích tôi về quê, hai người chỉ muốn nhìn cháu và con trai. Tôi nghe vậy cũng buồn lắm. Tính ra tôi cũng xinh xắn, kiếm tiền được, sinh hẳn hai đứa cháu kháu khỉnh. Ông bà cũng chưa từng chung sống với tôi thì làm sao biết tính tôi có tốt hay không? Nhưng dù sao thì cũng là cha mẹ của chồng mình, tôi không thể trách móc mãi. Cho đến nay đã 6 năm, chỉ đúng một lần về quê trước khi cưới, sau đó tôi không hề đặt chân về quê chồng. Dù tôi và chồng đều là dân tỉnh lên Sài Gòn sống nhưng tôi chưa từng phải chịu cảnh ăn Tết nhà chồng. Cứ lễ Tết là chồng tôi lại dẫn con về quê nội, tôi thảnh thơi về quê ngoại. Vài lần tôi nghĩ dù sao mình cũng là phận dâu con nên nói chồng để tôi về thăm cha mẹ chồng. Nhưng chồng tôi khăng khăng từ chối, anh dịu giọng nói không muốn tôi chịu ấm ức, cứ để anh lo là được. Tôi nghe thế mà yên tâm, thấy càng thương chồng hơn. Tôi nào ngờ, người chồng hiền lành của mình lại giấu giếm một bí mật đáng khinh suốt 7 năm chung sống với tôi. Cách đây khoảng 3 tháng, mẹ chồng của tôi nhập viện vì tai biến. Chồng tôi xin nghỉ làm về chăm nom mẹ. Vài ngày sau thì tôi nghe tin mẹ chồng qua đời. Tôi vội vàng bắt xe về quê chồng ngay mà chưa kịp báo với chồng. Qua 3 ngày làm đám tang cho mẹ chồng thì tối hôm đó tôi phát hiện chồng mình lén lút đi ra khỏi nhà từ cổng sau. Tôi linh tính có điều lạ nên bèn đi theo sau anh. Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh - Ảnh minh họa: Internet Tôi thấy chồng mình đi vào một căn nhà nhỏ, trước sân có một người phụ nữ chống nạn đứng đợi anh. Anh đi đến một tay ôm, một tay nắm tay đưa cô ta vào nhà. Tôi đứng ở ngoài nhìn qua ô cửa sổ thì thấy hai người chẳng khác gì cặp tình nhân lâu ngày gặp lại. Không chỉ ôm ấp, họ còn hôn nhau, nói chuyện vui vẻ. Tôi chưa bao giờ thấy chồng mình dịu dàng như thế. Rồi tôi thấy chồng đưa cho cô ta một phong bì, chắc là có tiền trong đó. Đêm đó, sau khi bị tôi truy hỏi không có đường lui thì chồng tôi cũng thú nhận. Người phụ nữ kia là người yêu cũ của chồng tôi. Cả hai từng yêu nhau sâu đậm cho đến khi cô ta bị tai nạn phải cắt mất một chân. Chính điều này khiến cha mẹ chồng tôi không cho phép họ lấy nhau. Sau đó anh bỏ vào Sài Gòn thì gặp được tôi. Anh thú nhận mình vẫn còn tình cảm với tình cũ. Anh tìm cách nói với cha mẹ chồng để tôi không phải về quê anh dịp lễ Tết. Nhưng không phải vì thương tôi, mà là vì anh tìm cơ hội để về thăm người cũ. Anh không chỉ qua lại với cô ta mà còn đưa tiền trợ cấp hàng tháng. Anh cầu xin tôi tha thứ cho anh, người phụ nữ kia rất đáng thương. Cô ta không có gia đình, chân lại tật nguyền, anh chỉ xin tôi cho phép anh phụ giúp cô ta tiền bạc. Anh thề sẽ không bao giờ gặp lại người yêu cũ nữa. Nghe chồng thú tội tới đây thôi mà tôi như chết lặng. Hóa ra suốt 7 năm nay tôi chung sống với người chồng ngoại tình mà không hay biết. Chỉ vì tin những lời ngọt ngào anh nói mà tôi bị lừa dối trắng trợn. Giờ anh còn ra điều kiện phải để anh nuôi cô ta à? Tôi thật sự không thể chịu nổi. Nhưng với dáng vẻ khổ sở của chồng vì cô ta, liệu khi biết tôi không đồng ý thì anh có bỏ vợ con theo bồ không? Vậy tôi phải làm gì đây?

Tâm sự Eva 1 giờ 20 phút trước