Cho trẻ bú bình đúng cách đề phòng nguy cơ sặc sữa, mẹ cần biết những kỹ thuật này

Chăm sóc con 14/06/2018 16:01

Cho con bú bình đúng cách sẽ giảm thiểu tối đa nguy cơ sặc sữa ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là những kỹ thuật đơn giản cho các bậc cha mẹ tham khảo.

Trẻ sơ sinh bị sặc sữa khi bú bình nguyên nhân có thể xuất phát từ đặc điểm đường thở còn nhỏ hẹp hoặc do trẻ mắc chứng rối loạn hành vi nuốt. Để khắc phục tình trạng này, cha mẹ cần biết cách cho trẻ bú bình đúng tư thế và lựa chọn loại núm vú phù hợp chuyên dành cho trẻ sơ sinh.

Kỹ thuật cho trẻ bú bình đúng cách 

Theo trang Livestrong, để phòng tránh nguy cơ sặc sữa ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần tuân thủ các bước cơ bản khi cho con bú bình:

Cho trẻ bú bình đúng cách đề phòng nguy cơ sặc sữa, mẹ cần biết những kỹ thuật này - Ảnh 1
Cho trẻ bú bình đúng cách sẽ giúp bé tránh nguy cơ bị sặc sữa - Ảnh minh họa: Internet

Lựa chọn núm vú giả phù hợp

Cha mẹ nên sử dụng núm vú giả chuyên dụng khi trẻ bú bình theo từng độ tuổi. Cách đơn giản nhất là mẹ hãy đọc thông tin trên nhãn hiệu sản phẩm. Các chuyên gia chăm sóc trẻ em cho biết, loại núm vú phù hợp với trẻ sơ sinh sẽ có tốc độ chảy của dòng sữa (sữa công thức hoặc sữa mẹ) là 1 giọt/giây. Nếu sữa chảy nhanh hơn hoặc núm vú có đường nứt, mẹ hãy thay nó trước khi cho trẻ bú.

Tư thế bú phù hợp

Mẹ giữ đầu bé hơi cao và thẳng, không nên để đầu trẻ nghiêng khi bú bình. Trước khi đưa bình sữa vào miệng trẻ, hãy dốc sữa để sữa chảy lên đầu vú, hướng bình nghiêng về phía bên phải.

Chú ý quan sát khi trẻ bú

Cho trẻ bú bình đúng cách đề phòng nguy cơ sặc sữa, mẹ cần biết những kỹ thuật này - Ảnh 2
Mẹ nhớ luôn giữ đầu trẻ thẳng trong quá trình cho trẻ bú bình - Ảnh minh họa: Internet

Đưa núm vú vào miệng và để bé bắt đầu định hướng, thoải mái di chuyển núm vú trong miệng. Khi trẻ nuốt sữa liên tục chứng tỏ dòng chảy sữa quá mạnh, mẹ cần điều chỉnh lại sao cho phù hợp. Nếu không chú ý, trẻ có thể bị sặc sữa. Mẹ nên thay núm vú có tốc độ sữa chảy từ từ theo hướng dẫn vừa nêu.

Tạm ngừng khi trẻ bị sặc sữa

Trong quá trình cho con bú, mẹ hãy đảm bảo rằng đầu con không bị nghiêng vẹo. Nếu con có dấu hiệu bị sặc sữa, hãy rút bình sữa ra khỏi miệng con, lập tức đỡ trẻ từ từ ngồi dậy. Tiếp đến, mẹ hãy vỗ nhẹ lưng, để trẻ nhả hết sữa trong miệng ra trước khi tiếp tục bú.

Biết thời điểm kết thúc cữ bú

Quan sát thấy dấu hiệu trẻ bú no sữa, mẹ nên dừng lại. Trẻ no sữa sẽ có hành động ngừng bú, ngậm đầu vú nhưng không nuốt hoặc liên tục phun sữa. Nếu mẹ vẫn tiếp tục ép trẻ bú, sữa có thể tràn đầy khoang miệng dẫn đến nghẹt thở.

Lấy núm vú ra khi trẻ ngủ

Cho trẻ bú bình đúng cách đề phòng nguy cơ sặc sữa, mẹ cần biết những kỹ thuật này - Ảnh 3
Khi con đã lim dim ngủ, mẹ hãy nhẹ nhàng lấy bình bú khỏi miệng trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Khi trẻ đã lim dim ngủ, mẹ hãy kết thúc cữ bú bằng việc di chuyển núm vú ra khỏi miệng con. Mẹ có thể cho trẻ ngậm vú giả để thay thế. Tuyệt đối không cho trẻ bú khi ngủ để sữa không vô tình chảy vào đường thở.

Cho con bú đúng phương pháp chính là cách an toàn nhất để bảo vệ con không bị sặc sữa mà mẹ cần hết sức lưu tâm.

Những rủi ro đáng sợ mẹ nên nhớ sau vụ bé 4 tháng tử vong khi tự bú bình

Câu chuyện về bé trai 4 tháng tuổi người Malaysia đã qua đời do ngạt thở khi tự bú bình bằng dụng cụ giữ bình sữa dưới đây sẽ là bài học mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ kĩ.

TIN MỚI NHẤT