Câu chuyện bắt đầu khi Alex Upton - mẹ của cậu bé nhận thấy từ sáng sớm con trai khóc nhiều hơn bình thường và không chịu ăn sữa. Tuy nhiên, khi cô kiểm tra nhiệt độ và đồ ăn của con lại không thấy điều gì bất thường.
- Trẻ ho nhiều kèm đờm, thở khò khè, xử lý thế nào?
- 8 điểm tưởng xấu xí ở trẻ sơ sinh nhưng lại báo hiệu bé khỏe, có tố chất thiên tài
Khi thấy Alex càng thêm quấy khóc, mẹ của cậu bé mới kiểm tra kỹ hơn trong quần áo và nhận thấy các ngón chân của con bị sưng phồng, tấy đỏ một cách bất thường. Nhìn kỹ hơn, cô nhận ra có một sợi tóc màu nâu nhạt của chính mình đang thít chặt lấy 4 ngón chân nhỏ bé.
Alex chia sẻ: “Ngay lập tức tôi kéo sợi tóc ra nhưng nó rất chặt. Những ngón chân của bé nhỏ đến mức khó có thể lấy ra được một sợi mảnh”, “ Đặc biệt, ngón chân áp út bị thít chặt đến nỗi tôi phải sử dụng nhíp để có thể gắp tóc ra”.
Tuy đã lấy được sợi tóc ra nhưng Alex vẫn quyết định đưa con trai đến gặp bác sĩ. Sau một hồi kiểm tra, bác sĩ cho biết, nếu không phát hiện sớm hơn tỉ lệ cao 4 ngón chân của bé trai sẽ bị hoại tử, phải cắt bỏ. May mắn, hiện tại các ngón chân của bé hoàn toàn khỏe mạnh và chỉ cần bôi kem chống nhiễm trùng.
Lời nói của bác sĩ khiến Alex rất hối hận: "Chỉ vì một chút sơ ý tôi đã đẩy con trai vào nguy hiểm. Từ nay về sau tôi cần buộc tóc gọn gàng hơn".
Gặp trường hợp tương tự nhưng kém may mắn hơn, một bé gái 3 tháng tuổi đến từ Scotland đã bị sợi tóc của mẹ buộc hai ngón chân lại với nhau và phải trải qua phẫu thuật để điều trị da bị rách và chảy máu.
Những biểu hiện bất thường ở trẻ nhỏ không thể bỏ qua:
Bất thường ở rốn
Những bất thường trong cơ thể trẻ cũng có thể xuất hiện ở trên da và vùng quanh rốn. Nếu phụ huynh thấy rốn trẻ bị chảy máu, mủ, vùng da xung quanh rốn tấy đỏ lan rộng xung quanh là trẻ bị nhiễm trùng rốn nặng cần phải nằm viện. Trường hợp trẻ có hơn 10 mụn mủ da trên người hay bị mụn mủ to, tấy đỏ cũng là dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng nặng.
Tuyệt đối không bôi chữa tại nhà theo các kinh nghiệm dân gian mà ngay lập tức cần đưa trẻ đi khám bệnh.
Ho, khóc quá nhiều
Nếu trẻ hắt hơi vài cái lặt vặt, hoặc ho húng hắng chút xíu rồi thôi thì cũng không đáng ngại. Điều đó có thể do một hạt bụi chui vào mũi bé hoặc họng bé. rất ít.
Ngủ li bì
Trẻ sơ sinh dành phần lớn thời gian để ngủ và bú. Tuy nhiên khi thức trẻ vẫn cử động tay chân bình thường. Sau khi bú no, ấm áp, trẻ ngủ yên. Tuy nhiên, khi trẻ ít cử động hơn bình thường, nghĩa là khi thức lẫn khi ngủ, trẻ ít vận động, quẫy đạp thì đó là biểu hiện không bình thường. Thời gian ngủ quá nhiều hoặc quá ít, hoặc nếu trẻ ngủ li bì, đánh thức dậy vẫn rất lờ đờ mệt mỏi, khi mẹ quay đi là lại lịm đi thì phụ huynh nên mang trẻ đi khám bệnh.
Co giật và thở bất thường
Phụ huynh đếm nhịp thở trẻ trong một phút. Nếu trên 60 lần/phút thì nên đếm lại. Nếu đếm tới 3 – 4 lần vẫn trên 60 lần trong một phút thì đó là biểu hiện trẻ thở nhanh. Quan sát cách trẻ thở lúc nằm yên xem có thở mệt hay thở hổn hển không. Xem vùng bẹ sườn trẻ từ dưới vú đến bờ sườn có lõm sâu vào rõ rệt không. Nếu có, trẻ có hiện tượng thở rút lõm ngực nặng. Đây là hiện tượng bất thường và bé cần có sự trợ giúp y tế.