Thời điểm giao mùa làm trẻ dễ bị sổ mũi, nghẹt mũi và khiến bé yêu rất khó chịu. Dưới đây là vài bước đơn giản để làm giảm bớt sự khó chịu ở trẻ.
- Nghiên cứu cho thấy: Những em bé chào đời nặng cân có nguy cơ mắc 1 hội chứng khi trưởng thành
- Không phải bé nào cũng mọc răng tuần tự đâu, đây là những biểu hiện rõ rành rành cho thấy bé sắp có 1 chiếc răng mới
Theo ThS.BS Dương Văn Tâm, Bệnh viện Châm cứu Trung ương, massage mũi là bí quyết giúp trẻ mau hết sổ mũi, nghẹt mũi. Nếu trẻ bị nghẹt mũi trái hãy để trẻ nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại.
Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi, day day vài phút, ngày 3 – 4 lần sẽ thấy hiệu quả.
Khi day huyệt nghinh hương, mẹ dùng ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt vị để có thể tạo được lực bấm mạnh.
Nên day bấm trong thời gian 1-3 phút, làm cả hai bên. Sau khi day bấm, có thể thoa dầu (loại dầu dùng cho trẻ) vào hai huyệt này để làm nóng huyệt và hạn chế chảy nước mũi.
Ngoài ra, khi trẻ bị nghẹt mũi, khó thở, mẹ cũng có thể dùng ngón cái và ngón trỏ hoặc hai ngón trỏ vuốt nhẹ nhàng lên sát 2 bên sống mũi. Thực hiện như vậy nhiều lần trong ngày sẽ giúp con có thể thở dễ dàng.
Trong Đông y, huyệt nghinh hương có tác dụng thông khiếu, thanh khí hỏa, tán phong nhiệt, trị các bệnh các bệnh về mũi, mặt ngứa, mặt phù, liệt mặt (liệt dây thần kinh số 7)...
Cách xác định vị trí: Huyệt nghinh hương nằm bên cạnh cánh mũi, trên rãnh mũi má, cách cánh mũi khoảng nửa thốn (tương đương 0,8cm).
Nghẹt mũi thường không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng, đôi khi có thể tự xử trí đơn giản tại nhà.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp nên đến khám bác sĩ khi nghẹt mũi đi kèm các triệu chứng dưới đây: mũi bị nghẹt trong hơn 3 tuần; đang bị sốt cao cũng như chảy nước mũi; bắt đầu cảm thấy ho kéo dài hơn 10 ngày, kèm theo chất nhầy màu xám hoặc chất nhầy màu vàng.