Ngày nay, áp lực công việc với khối lượng công việc quá nhiều, nhiều phụ huynh chọn cách mua đồ ăn sáng nhanh gọn cho con mình ăn. Các món như sữa đậu nành, quẩy chiên, bánh ngọt… thường được cha mẹ lựa chọn nhiều nhất mà quên mất tác hại đến con trẻ
- Cảnh báo: Dấu hiệu cảnh báo bệnh cúm A/H1N1 trở nặng ở trẻ, cha mẹ cần đặc biệt chú ý
- Chăm sóc trẻ bị bệnh cúm mùa thế nào cho nhanh khỏi? Dấu hiệu cần đưa trẻ đến viện ngay
Vai trò của bữa sáng với sự phát triển của trẻ:
Cung cấp dinh dưỡng quan trọng
Chống béo phì
Giúp bé học tốt hơn
Nguyên tắc xây dựng bữa sáng cho trẻ:
Protein: Từ các loại thực phẩm như: thịt heo, bò, gia cầm, cá, trứng, sữa chua, đậu khô, quả hạch, các loại hạt và phô mai ít béo hoặc tách béo một phần… Việc được cung cấp đầy đủ chất đạm giúp các bé no lâu hơn, có đủ năng lượng.
Chất xơ: Trẻ em cần từ 20 – 30g chất xơ mỗi ngày. Thông qua rau, trái cây, nước ép, sinh tố, ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì nguyên cám, bột yến mạch…).
Tinh bột: Những loại được làm chủ yếu bằng ngũ cốc nguyên hạt, bao gồm bột yến mạch, lúa mạch, ngũ cốc gạo lứt, kiều mạch, bột ngô nguyên hạt, hạt kê, lúa mạch đen nguyên hạt, lúa mì nguyên hạt hoặc các loại khác. Cơm, cháo, phở, hủ tiếu…
Sữa và các sản phẩm từ sữa: Chứa nhiều protein, canxi, sắt, vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ trong độ tuổi đi học.
Các thực phẩm "siêu hại" ở trẻ buổi sáng:
Đồ ăn chiên, rán
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm chiên rán có hàm lượng mỡ cao. Sau khi chiên, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phá hủy khá nhiều, hơn nữa còn sản sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe. Thêm vào đó, thực phẩm qua nhiệt độ cao, ngấm nhiều dầu rất khó tiêu hóa. Nếu uống kèm thêm với sữa có nhiều chất béo sẽ tạo thành bữa ăn sáng có hàm lượng chất béo cao quá mức dung nạp.
Ăn sáng bằng những thực phẩm chiên rán quá nhiều thực sự không tốt cho trẻ. Đây là thời gian không hề thích hợp với đồ chiên rán, bởi theo các chuyên gia, thực phẩm chiên rán có hàm lượng mỡ cao khiến trẻ dễ bị béo phì, thừa cân.
Bánh ngọt, mì gói
Các món ăn nhẹ khác nhau như bánh kem, bánh quy, bánh socola... hay các loại mì gói cũng là lựa chọn của nhiều bà mẹ, nó vừa tiện lợi lại không gây phiền hà cho trẻ khi ăn, giảm gánh nặng cho người mẹ. Hơn nữa, trẻ cũng rất thích ăn.
Tuy nhiên, những món ăn này thường chứa nhiêu dầu, đường, muối, calo, chất phụ gia, trẻ ăn vào có thể khó tiêu, ăn thường xuyên còn gây ra béo phì và một số bệnh về tim mạch, mạch máu não.
Đặc biệt, thường xuyên cho trẻ ăn đồ ngọt vào buổi sáng sẽ khiến trẻ dễ bị cận thị. Các chuyên gia về mắt cho biết, đường sẽ làm mềm nhãn cầu và củng mạc mắt. Củng mạc là mô quan trọng bao bọc nhãn cầu, duy trì hình dạng, nếu nó mềm sẽ dễ khiến nhãn cầu bị biến dạng.
Sinh tố trái cây hoặc nước hoa quả ép
Trái cây, rau củ tuy giàu vitamin và khoáng chất nhưng trẻ vẫn cần chất đạm trong bữa sáng. Mặt khác, trẻ em và người lớn đều thích thức ăn ấm vào buổi sáng, chỉ khi cơ thể ấm thì vi tuần hoàn mới diễn ra bình thường, giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra suôn sẻ.
Đồ ăn lạnh sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, thậm chí gây co thắt đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy và suy giảm khả năng tiêu hóa khác, máu lưu thông không đạt yêu cầu, lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm sức đề kháng.